Thông tin về bệnh chín mé. Phương pháp rạch mủ chín mé

Hiện nay, phương pháp điều trị rạch mủ chín mé an toàn, hiệu quả tránh tái phát nhiều lần đang là câu hỏi lớn của nhiều bệnh nhân. Hiện tượng, bị chín mé sưng mũ ở ngón tay, ngón chân đang rất phổ biến. Đem lại nhiều sự lo lắng cho người bệnh bởi nếu không giữ vệ sinh sạch sẽ và xử lý kịp thời, người bệnh có thể mắc phải nhiều biến chứng nguy hiểm.

Việc rạch mủ chín mé không đúng cách thì rất dễ tái phát và lặp đi lặp lại nhiều lần. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiêt về phương pháp rạch mủ chín mé an toàn giúp tay chân bạn luôn xinh đẹp, khỏe mạnh.

Các giai đoạn hình thành mủ chín mé

Triệu chứng đầu tiên thường gặp ở người là: Cơ thể mệt mỏi, uể oải, đau đầu, tê mỏi toàn thân, sốt. Đau ở đầu hoặc giữa các ngón tay và ngón chân, đau đột ngột không rõ ràng. Bệnh nhân cảm thấy ngứa ran, sưng và đau.
Quá trình tiến triển hình thành mủ chín mé trải qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Xảy ra trong khoảng 1-3 ngày đầu, các đầu ngón tay, ngón chân thường sưng tấy, đỏ và ngứa. Sau đó, bệnh nhân cảm thấy đau nhức gây khó chịu và đôi khi khó cử động các ngón tay, ngón chân.

Giai đoạn 2: Từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7, đây là thời điểm các triệu chứng viêm nhiễm lan rộng ra các vùng xung quanh, có thể từ đầu ngón tay, ngón chân đến toàn bộ ngón tay. Bệnh nhân căng thẳng, đau đớn, co giật do mạch máu đập và sốt.

Chín mé hình thành mủ gây sưng đỏ đau nhức cho người bệnh.
Chín mé hình thành mủ gây sưng đỏ đau nhức cho người bệnh.

Giai đoạn 3: Giai đoạn trưởng thành mưng mủ.

Ở khu vực ngón tay bj chín mé virus herpes có thời gian ủ bệnh từ 2 đến 20 ngày. Lúc này, cơ thể có các triệu chứng như sốt, mệt mỏi toàn thân, đau, nóng rát và đau nhói ở vùng mắt cá chân hoặc ngón chân bị thương. Sau một vài ngày, trong vòng 7 đến 10 ngày, tại các khu vực này xuất hiện sưng, đỏ, phù nề và mụn nước khoảng 1 đến 3 mm. Trong giai đoạn này, vết phồng rộp có thể vỡ ra và loét thành dịch trong, đục hoặc đỏ, chứa đầy máu.

Sau giai đoạn lây nhiễm này, virus xâm nhập vào các nhánh thần kinh cảm giác ở da, sau đó là các hạch ngoại vi và cuối cùng là xâm chiếm các tế bào Schwann trong một thời gian dài. Hệ thống miễn dịch suy yếu,  tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời như tia laser, tia UV hoặc bức xạ có thể kích hoạt lại vi-rút, cho phép vi-rút quay trở lại da của bạn và khiến bạn bị bệnh.

Có thể bạn quan tâm:

Chín mé mủ cần được điều trị kịp thời.
Chín mé mủ cần được điều trị kịp thời.

Phương pháp rạch mủ chín mé

Tùy thuộc vào mức độ nhiễm khuẩn chín mé và thể chín mé nông để có phương pháp rạch mủ chín mé phù hợp.

Rạch mủ chín mé nông

Chín mé nông khởi phát ở lớp da của ngón tay gây ra cảm giác đau nhức, sưng mủ cho người bệnh.

  • Rạch mủ chín mé trong da (thể phổng)

Lúc đầu đau, sưng đỏ sau đó mủ tích đọng ở thượng bì. Nốt phỏng mủ có màu trắng đục.

Phương pháp rạch mủ chín mé trong da: Rạch tháo mủ thật sạch và tiến hành băng ép đồng thời phải kháng sinh toàn thân.

  • Chín mé thể nhọt

Vùng bị chín mé thường phát triển mủ ngón tay.

Phương pháp rạch mủ chín mé thể nhọt: Cần thực hiện gây tê tại chỗ, sau đó tiến hành rạch mủ chín mé.

  • Chín mé quanh móng

Lúc đầu chín mé xuất hiện 1 phần góc móng sau đó lan rộng ra xung quanh lan xuống gốc móng, gây chảy mủ kéo dài.

Phương pháp rạch mủ chín mé quanh móng: Tiến hành gây tê gốc ngón, rạch 1 đường quanh móng, lật lên, cắt bỏ 1 phần móng có mủ ở dưới da để dẫn lưu.

  • Chín mé dưới móng

Chín mé dưới móng: thường do vật nhọn, nhỏ, mảnh chọc vào đầu ngón tay. 9 ngón dưới móng rất đau, nếu véo các đầu ngón có thể thấy mủ trắng đục tích tụ dưới móng.

Phương pháp rạch mủ chín mé dưới móng: Để điều trị, cần cắt bỏ phần móng chứa đầy mủ. Nếu mủ tích tụ và lan ra khắp móng thì cần cắt móng.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới chín mé gây mũ
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới chín mé gây mủ

Rạch mủ chín mé dưới da

Chín mé  dưới da thường nhiễm trùng tổ chức dưới da ngón tay (đốt 1,2,3).

  • Chín mé dưới da đầu mút

Rất thường gặp, thường bị ở đốt 3 của ngón tay sưng tấy căng tức, đau theo nhịp đập của mạch.

Phương pháp rạch mủ chín mé dưới da:  Rạch một đường vòng cung qua đầu mút ngón tay dẫn lưu mủ (chỉ nên làm ½ vòng). Kháng sinh toàn thân.

  •  Chín mé ở đốt ngón

Hay gặp ở đốt 2 bị sưng đau.

Phương pháp rạch mủ chín mé đót ngón: Rạch 2 bên, nối đầu tận cùng của nếp gấp tháo mủ, luồn lam cao su mỏng nếu ở đốt 2. Nếu ở đốt 1 thì rạch rộng 1 bên. Cần chú ý có thể lan xuống kẽ liên ngón và rạch chữ hình Y ngược.

Cần có phương pháp rạch mũ chín mé sâu hiệu quả và an toàn.
Cần có phương pháp rạch mủ chín mé sâu hiệu quả và an toàn.

Rạch mủ chín mé sâu

  • Chín mé thể xương

Tức là viêm xương đốt bàn hay ở đốt 3. Có thể là nguyên phát hoặc từ chin mé dưới da biến chứng. Ngón tay bị sưng to phồng lên có màu tím đỏ và gây đau đớn, có thể xuất hiện những lỗ rò chảy mủ mọc xung quanh, hình thành mảng xương chết.

Phương pháp rạch mủ chín mé thể xương: Gây tê để có thể rạch rộng cắt lọc tổ chức hoại tử bỏ phần xương chết. Hằng ngày phải ngâm tay dung dịch thuốc tím để làm sjch và gìn giữ vết thương kết hợp kháng sinh toàn thân theo hướng dẫn xủa bác sĩ và tập  vận động. Cố gắng giữ nguyên phần mềm để bào tồn độ dài ngón.

  • Chín mé thể khớp

Nguyên phát hoặc thứ phát, có biểu hiện khớp sưng tấy đỏ, hạn chế vận động. Khi chụp XQuang: hình ảnh thưa xương, hẹp khe khớp.

Phương pháp rạch mủ chín mé thể khớp: Tiến hành bơm rửa bằng thuốc kháng sinh kết hợp với dung dịch huyết thanh 9% cùng với uống thuốc kháng sinh toàn thân. Cắt đoạn khớp, cố định tư thế cơ năng.

  • Chín mé thể gân

Chín mé ngón tay làm cho bệnh nhân đau nhức dọc theo đường gân, đặc biệt là vùng gấp ngón tay, khiến ngón tay bị co lại và không duỗi được. Ngoài ra, người bệnh còn có biểu hiện mệt mỏi và sốt cao do bị nhiễm trùng nặng.

Phương pháp rạch mủ chín mé thể gân: Tiến hành rạch đường mở vào đáy. Từ đó để lộ túi cùng bao gân rồi rạch để dẫn lưu mủ để bơm rửa bao gân bằng dung dịch huyết thanh ấm có pha kháng sinh.

Tuy nhiên, trên đây chỉ là những phương pháp rảnh mủ chín giúp bạn tham khảo. Trong trường chín mé  của bạn đã sinh mủ lớn và có xu hướng tái phát thìhãy đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị. Bác sĩ sẽ rạch dẫn lưu vết mủ, làm sạch mủ triệt để kết hợp thuốc kháng sinh để điều trị dứt điểm bệnh chín mé tránh những biến chứng nguy hiểm.

Cần tới bác sĩ chuyên khoa để tiến hành rạch mủ chín mé.
Cần tới bác sĩ chuyên khoa để tiến hành rạch mủ chín mé.

Kết luận

Khi bị chín mé có mủ ở đầu ngón tay, ngón chân, thì bạn cần chăm sóc vệ sinh đúng cách tránh tình trạng nhiễm trùng và tiến hành rạch mủ chín mé phù hợp, an toàn, tránh để lâu dài và gây ra những biến chứng nguy hiểm. Nếu bạn còn bất cứ lo lắng hay băn khoăn gì về rạch mủ chín mé thì liên hệ ngay với chúng tôi qua các phương thức sau để được hướng dẫn, tư vấn nhiệt tình:

  • Địa chỉ: Số 30 Tăng Bạt Hổ, Phường 12, Quận 5, HCM (đặt lịch trước khi đến bạn nhé!)
  •  Điện thoại: 0763 237 138
  •  Zalo: 0763 237 138