Ngứa ngón tay là tình trạng khá phổ biến, nhiều người tưởng chừng như vô hại nhưng thực chất nó là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đang gặp vấn đề. Vậy cách chữa trị ra sao, cùng tìm hiểu những nguyên nhân sau để biết thêm chi tiết
Nguyên nhân gây ngứa ngón tay
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngứa ngón tay, trong đó phổ biến nhất là:
Viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc là tình trạng da bị viêm và kích ứng do tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân kích thích hoặc chất gây dị ứng. Các triệu chứng của viêm da tiếp xúc ở ngón tay bao gồm:
- Ngứa ngáy, khó chịu khắp ngón tay và bàn tay
- Đỏ, đau, sưng và viêm ngón tay
- Da khô và bong tróc thành từng mảng
- Nổi mụn đỏ trên da

Bệnh ghẻ
Kẽ ngón tay ngón chân là khu vực rất dễ nhiễm bẩn nên ghẻ thường đến ký sinh. Tình trạng ngứa ngáy rất khó chịu, có chiều hướng tăng vào ban đêm.
Ghẻ là bệnh ngoài da dễ lây lan, bệnh do một loại côn trùng ký sinh trên da gây ra. Những con côn trùng này thường đào hang và đẻ trứng tại các khu vực có nếp gấp da như ngón tay, ngón chân, đầu gối, khuỷu tay và bộ phận sinh dục
Bệnh cước
Bệnh cước xảy ra do không giữ ấm tay vào mùa đông, lúc thời tiết lạnh và hanh khô. Lúc này, ở phần đầu ngón tay nứt nẻ, sưng đỏ, cảm giác ngứa ngáy châm chích và đau rát.
Có thể tham khảo thêm:
- Sưng đau đầu ngón chân là dấu hiệu của bệnh lý gì?
- Nhận biết và xử lý tình trạng trẻ sơ sinh bị chín mé
- Các bệnh về móng chân và phương pháp ngăn ngừa
Bệnh thần kinh ngoại biên
Bệnh thần kinh ngoại biên là dạng bệnh do tổn thương thần kinh gây ra, có khả năng ảnh hưởng đến nhiều vùng trên cơ thể, bao gồm cả tay và chân. Bệnh có thể là kết quả của một chấn thương, nhiễm trùng, phơi nhiễm chất độc hoặc các vấn đề về trao đổi chất.
Đặc biệt, ngứa đầu ngón tay cũng là một trong những biến chứng thường gặp của tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2. Nguyên nhân là do tiểu đường khiến lượng đường trong máu tăng cao không kiểm soát, dẫn đến tổn thương dây thần kinh ngoại biên.
Ngứa ngón tay do bệnh tổ đỉa
Bệnh tổ đỉa là một dạng chàm đặc biệt làm phát triển của các mụn nước nhỏ, gây ngứa ngáy ở lòng bàn tay, bàn chân, ngón tay và ngón chân. Người bệnh thường được chẩn đoán có liên quan đến các yếu tố như căng thẳng, kích ứng da và dị ứng theo mùa.

Bệnh vảy nến gây ngứa ngón tay
Bệnh vảy nến là một tình trạng làm cho các tế bào da tích tụ nhanh chóng, dẫn đến hình thành các mảng da bong tróc, gây ngứa ở vùng da bị ảnh hưởng. Bệnh có thể xuất hiện ở các khu vực khác nhau của cơ thểi, bao gồm cả ngón tay và móng tay.
Do một vài yếu tố tác động, các tế bào dưới da phát triển quá nhanh sẽ nổi chồng lên nhau. Trên da xuất hiện các vảy trắng, có thể kèm các mẩn đỏ khiến người bệnh ngứa ngáy. Tình trạng vẩy nến này thường gặp ở đầu ngón tay, khuỷu tay, đầu gối, ngón chân và da đầu.

Hội chứng ống cổ tay
Là tình trạng dây thần kinh tay bị chèn ép. Khi đó, các hoạt động tay sẽ bị hạn chế, thường xuyên bị chuột rút và khó cầm nắm. Ngoài ra, vùng bàn tay, ngón tay xuất hiện triệu chứng ngứa ngáy, đau nhức, tê bì.
Khắc phục tình trạng ngứa ngón tay tại nhà
Tình trạng ngứa ngón tay có thể được kiểm soát thông qua các biện pháp điều trị tại nhà như: Rửa tay thường xuyên bằng các loại xà phòng dịu nhẹ; Lau khô tay sau khi rửa tay; Ngâm ngón tay bằng nước mát để giảm ngứa; Không sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có khả năng gây kích ứng…
Chườm lạnh
Đặt một miếng vải mát hoặc một túi nước đá lên lòng bàn tay trong 5–10 phút có thể giúp giảm cảm giác ngứa.

Sử dụng thuốc bôi
Mua các thuốc bôi tay để có thể giúp giảm tình trạng đỏ và ngứa dữ dội ở lòng bàn tay.

Giữ ẩm da tay
Bạn nên thường xuyên giữ ẩm da tay có thể giúp giảm ngứa tay. Để hiệu quả hơn, bạn nên bảo quản kem dưỡng ẩm trong tủ lạnh.
Trong các trường hợp nghiêm trọng hơn, bạn nên sử dụng thuốc bôi, kem diệt khuẩn để điều trị tình trạng ngứa. Nếu các biện pháp điều trị tại nhà không hiệu quả, bạn cần liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ.

Một số bài thuốc dân gian
Ngay khi bị ngứa đầu ngón tay, người bệnh có thể thực hiện ngay một trong những cách sau để giảm cảm giác khó chịu:
- Nha đam: Tinh chất trong nha đam có công dụng kháng viêm, giảm ngứa, làm mịn và thúc đẩy tổn thương da nhanh phục hồi. Sau khi rửa sạch các đầu ngón tay, người bệnh dùng phần gel trắng nha đam chà mẹ lên chỗ ngứa.
- Tinh dầu tràm: Người bệnh thực hiện chữa ngứa đầu ngón tay bằng cách pha loãng tinh dầu tràm với nước lọc rồi thoa trực tiếp lên da.
- Lá chè xanh: Chất Epigallocatechin-2-gallate (EGCG) trong lá chè xanh có khả năng diệt khuẩn, phục hồi da hiệu quả. Người bệnh rửa sạch 1 nắm lá chè xanh, đun với nước cùng một chút muối. Sau khi nước chè xanh nguội thì dùng để ngâm các đầu ngón tay bị ngứa.

Những bài thuốc dân gian chữa ngứa đầu ngón tay trên chỉ sử dụng các nguyên liệu đơn giản, cực kỳ dễ tìm mua với chi phí rẻ. Người bệnh hoàn toàn có thể thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần để giảm các triệu chứng khó chịu.
Tuy nhiên, phương pháp này không còn hiệu quả trong trường hợp ngứa đầu ngón tay đã trở nặng. Sau khi thực hiện khoảng 2 – 3 ngày nhưng không thuyên giảm, người bệnh cần đến tìm gặp bác sĩ để khám và điều trị.
Một số nguyên nhân khác gây ngứa ngón tay
Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, tình trạng ngứa đầu ngón tay xảy ra do một số yếu tố sau đây:
- Bị côn trùng cắn: Khi bị kiến, ong, muỗi,… cắn vào tay có thể gây ngứa ngáy, đau rát.
- Cơ địa nhạy cảm: Da tay nhạy cảm khi phải tiếp xúc với các dị nguyên như xà phòng, phấn hoa, lông động vật,…sẽ có nguy cơ nổi mẩn ngứa.
- Ảnh hưởng từ kem bôi tay: Người bệnh sử dụng một số loại kem bôi không rõ nguồn gốc hoặc chứa chất gây kích ứng da.
- Nguyên nhân thời tiết: Thời điểm giao mùa hoặc quá nóng, quá lạnh khiến da dễ bị khô và ngứa ngáy.
- Stress kéo dài: Căng thẳng đầu óc cũng là một trong những nguyên nhân khiến đầu ngón tay, ngón chân bị ngứa.
- Phơi nhiễm kim loại: Một số kim loại như coban, niken,…gây ngứa ngón tay khi tiếp xúc trực tiếp.
- Đặc thù công việc: Những người thường xuyên làm việc trong môi trường ẩm thấp, bắt buộc phải tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm khiến cho đầu ngón tay bị nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy
Triệu chứng ngứa ngón tay
Các bác sĩ cho biết, người bệnh có thể nhận biết ngứa ngón tay qua những triệu chứng sau:
- Đầu ngón tay ngứa râm ran, có cảm giác châm chích và thường xuyên bị tê.
- Ngứa đầu ngón tay có mụn nước, nổi mẩn đỏ, bong tróc da hình thành những vảy trắng.
- Một số trường hợp nứt nẻ da, chảy máu gây đau đớn.
Khi gặp phải tình trạng này, người bệnh cần bình tĩnh xem xét lại nguyên nhân để loại bỏ chúng. Đồng thời thực hiện một số biện pháp giảm ngứa đơn giản ngay tại nhà như dùng dầu gió, kem bôi,…và thăm khám nếu cần thiết.

Cách phòng tránh tình trạng ngứa ngón tay
Nguyên tắc cơ bản để phòng ngừa tình trạng ngứa đầu ngón tay đó là tránh các tác nhân gây hại, đồng thời thúc đẩy lớp bảo vệ trên da và tăng cường sức khỏe. Cụ thể, các chuyên gia da liễu đã đưa ra một số cách như sau:
- Vệ sinh sạch sẽ tay, thường xuyên cắt móng tay để tránh đất bẩn và vi khuẩn.
- Khi bắt buộc tiếp xúc với môi trường ô nhiễm hoặc hóa chất độc hại thì nên mang găng tay bảo vệ.
- Nên lựa chọn sản phẩm tẩy rửa và chăm sóc da có tính dịu nhẹ, không gây kích ứng ngứa ở các đốt ngón tay.
- Thường xuyên dưỡng ẩm cho da tay, nhất vào thời tiết khô hanh.
- Bổ sung nước cần thiết cho cơ thể, thay đổi chế độ ăn uống hợp lý, nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả,…
- Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, được chế biến sẵn, cay nóng và các chất kích thích.
- Nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng đầu óc, nên tập thể dục thường xuyên.
- Thăm khám và xin ý kiến bác sĩ về cách chăm sóc, điều trị khi có biểu hiện bất thường trên da.
Kết luận
Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ những thông tin cơ bản về tình trạng ngứa ngón tay. Từ nguyên nhân gây nên bệnh ngứa, các cách chữa trị cũng như cách chăm sóc an toàn, hiệu quả.
Chúng tôi hy vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn quản lý được sức khỏe của mình. Hãy luôn quan tâm đến tình trạng bệnh và sức khỏe của bản thân, xác định bệnh đang ở giai đoạn nào để có biện pháp phòng tránh kịp thời. Chúc bạn đọc sức khỏe, bình an.
Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ nếu gặp khó khăn. Chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ các bạn. Các bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua những phương thức sau:
- Địa chỉ: Số 30 Tăng Bạt Hổ, Phường 12, Quận 5, HCM (đặt lịch trước khi đến bạn nhé!)
- Điện thoại: 0763 237 138
- Zalo: 0763 237 138