Móng tay mọc lệch có thể rất đau và khiến cuộc sống của bạn trở nên khó khăn hơn. Vậy nguyên nhân khiến móng tay mọc lệch là gì, cách điều trị ra sao và bao lâu thì móng tay có thể mọc đúng lại? Hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết sau đây!

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng móng tay mọc lệch
Móng chân, móng tay đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các mô mềm và dây thần kinh của đầu ngón tay, ngón chân. Cấu trúc của móng tay không giống như cấu trúc của xương và không bị canxi chi phối. Trung bình móng tay, chân dài ra khoảng 5 cm mỗi năm và tiếp tục phát triển trong suốt cuộc đời. Móng tay, móng chân mọc nhanh hơn khi mang thai. Khi chúng ta già đi, móng chân và móng tay của chúng ta có xu hướng phát triển chậm hơn.
Nguyên nhân phổ biến nhất khiến móng tay mọc lệch là do ngoại lực rất mạnh tác động lên vùng móng. Một số tình huống phổ biến là chơi thể thao, mang vác đồ vật, vô tình ngã vào vật nặng hoặc vấp ngã. Việc uốn móng khiến “khổ chủ” vô cùng đau đớn. Điều đáng lo ngại hơn nữa là những cơn đau này không nhanh chóng biến mất mà kéo dài khiến người bệnh đau đớn và gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống hàng ngày.
Ngoài ra, còn có nguyên nhân do nhiều bạn rất thích để móng tay ngắn. Chỉ cần nhìn thấy móng dài ra hơn so với phần thịt ở đầu ngón tay lại thấy khó chịu và phải cắt ngay. Tuy nhiên việc cắt móng tay không đúng cách dễ làm móng tay mọc lệch.

Tác hại của việc cắt móng sai cách
Cắt móng tay sai cách không chỉ gây ra tình trạng móng tay mọc lệch mà còn mang lại những tác hại không thể lường như:
Gây đau, nhức, khó chịu
Nỗi đau khi bị cắt sát móng được liệt kê cùng với nỗi đau răng. Nó tạo cho chúng ta cảm giác đau âm ỉ, khó chịu.
Khi cắt quá sâu vào móng, bạn đã vô tìm cắt trúng phải vùng mô mềm và khiến móng bị sưng lên nhanh chóng. Đồng thời vết thương sâu sẽ bị chảy máu và gây ra cảm giác nhức dài lâu, khó dứt.
Đặc biệt, nếu nặng, vết thương sẽ kéo dài tới vài tháng, gây ảnh hưởng đến hoạt động và sinh hoạt của bạn. Đặc biệt, đối với móng chân, bạn sẽ không thể mang giày và đi lại bình thường cho đến khi vết thương hồi phục hoàn toàn.

Nguy cơ nhiễm trùng cao
Nếu bạn nghĩ rằng vết thương khi cắt móng sát vào phần thịt không nghiêm trọng. Thì bạn đã nhầm rồi đấy.
Phần móng, đặc biệt là những vùng khóe cực kỳ khó vệ sinh. Chưa kể vết thương chưa kịp lành mà móng đã dài ra càng gây khó chịu và khó vệ sinh hơn nữa. Đặc biệt đối với vùng móng chân, vùng rất ít khi vệ sinh, thường xuyên bị bụi bẩn, vi khuẩn bám vào nếu bạn mang giày bít mũi.
Tất cả các yếu tố này sẽ khiến vết thương dễ bị nhiễm trùng, nguy cơ lây nhiễm sang các vùng da lân cận, đặc biệt là khóe móng cực kỳ cao.
Lúc này, móng sẽ sưng tấy, viêm và xuất hiện mủ. Để lấy được dịch mủ ra ngoài, không cách nào khác bạn phải dùng vật chuyên dụng để lấy khóe và lấy mủ.
Nếu không được xử lý đúng cách, vết thương ngày càng nặng và ảnh hưởng đến móng, gây chết móng.
Có thể bạn quan tâm:
- Cách lấy khóe móng chân an toàn, hiệu quả
- Viêm khóe móng tay – nguyên nhân và các phương pháp điều trị
- Cách chữa móng chân bị hư an toàn
- Dập móng chân mưng mủ là gì? Cách sơ cứu khi bị dập móng
- Viêm kẽ ngón chân và cách điều trị phòng ngừa bệnh hiệu quả
Phương pháp xử lí tình trạng móng tay mọc lệch
Để giảm đau, đẩy nhanh quá trình chữa lành và giảm nguy cơ nhiễm trùng do móng chân mọc ngược, bạn cần thực hiện đúng cách. Dưới đây là các cách sau:
Nếu bạn chỉ bị xước móng sau khi trật móng hoặc chấn thương nhẹ, chỉ cần làm sạch móng, sát trùng vết thương và cắt gần phần móng bị vẹo. Sau đó sát trùng và băng lại và đợi móng lành.
Ngâm tay với muối Epsom: Ngâm tay vào nước ấm với muối Epsom sẽ giúp bạn giảm bớt đau nhức. Ngoài ra, móng tay sẽ mềm hơn và dễ cắt hơn sau đó.

Sử dụng giấm táo: Giấm táo được biết đến với chất khử trùng và chất chống viêm. Nó sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và làm giảm sưng nhanh chóng. Ngâm một miếng bông trong giấm táo rồi đặt lên ngón chân và giữ nó như thế trong vài giờ để có hiệu quả tốt nhất.

Bột nghệ: Bột nghệ có chất chống viêm và giảm đau, vì vậy nó sẽ làm giảm sưng và đau do móng chân mọc lệch. Trộn 1/2 muỗng cà phê bột nghệ với 1/2 muỗng canh dầu mù tạt. Bôi hỗn hợp này lên ngón chân bị đau và giữ nó trong khoảng một giờ. Lặp lại quy trình 2 – 3 lần mỗi ngày.
Nước cốt chanh và mật ong: Chanh và mật ong có tác dụng kháng khuẩn tuyệt vời trên da. Chúng sẽ chống lại sự nhiễm trùng có thể xảy ra ở ngón chân bị thương. Chấm một giọt nước cốt chanh và một ít mật ong lên ngón chân. Che lại bằng băng y tế và để nó qua đêm. Lặp lại quy trình mỗi tối cho đến khi ngón chân trở nên tốt hơn.
Giữ móng bằng bông: Để giữ móng của bạn nâng lên một chút, hãy đặt một miếng bông nhỏ bên dưới. Cố gắng thay đổi bông thường xuyên, đặc biệt là sau khi ngâm trong bồn ngâm chân. Làm cách này cho đến khi khóe chân bị thương lành lại.
Nhấc móng bằng chỉ nha khoa: Điều này làm dễ dàng hơn sau khi ngâm chân, làm cho da và móng mềm hơn. Cẩn thận nhấc mép móng chân mọc lệch bằng một sợi chỉ nha khoa sạch. Lặp lại quy trình này mỗi lần sau khi ngâm chân.
Cắt móng tay một cách chính xác. Để ngăn chặn móng tay mọc ngược xuất hiện trở lại, hãy tìm hiểu cách cắt móng đúng cách. Luôn bắt đầu cắt tỉa ở các cạnh, chứ không phải ở phần giữa. Tránh các cạnh sắc nhọn. Đừng cắt móng quá ngắn, vì chúng có thể đào sâu vào da của bạn khi chúng tiếp tục phát triển. Cắt móng chân 2 – 3 tuần một lần.
Hạn chế sử dụng các chất hóa học không rõ nguồn gốc

Đi khám bác sĩ: Nếu các biện pháp trên không giúp ngón chân của bạn tốt hơn trong 2 – 3 ngày, hãy đi khám bác sĩ. Họ có thể kê thuốc kháng sinh dạng uống hoặc bôi tại chỗ.
Cắt móng như thế nào để không bị móng tay mọc lệch?
Để móng tay dài thì hoạt động bất tiện và tạo nơi ẩn trú của các vi khuẩn, bụi bẩn. Nhưng cắt móng tay sát cũng gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng hơn nhiều. Vậy chúng ta nên cắt móng tay như thế nào?
Mỗi người có một sở thích khác nhau, nên câu trả lời cũng sẽ khác nhau. Nếu muốn để móng dài, hãy đảm bảo vệ sinh móng mỗi ngày. Tuyệt đối không cắt móng sát vào thịt vì rất dễ gây thương tích.
Đối với những bạn muốn sạch sẽ, lúc cắt hãy chừa lại một phần móng để bảo vệ phần thịt bên dưới món được an toàn.
Vì móng nhanh dài nên những bạn để móng ngắn đặc biệt lưu ý theo dõi móng để cắt thường xuyên nhé!

Hướng dẫn cắt móng chuẩn
- Ngâm móng vào nước ấm hoặc nước ở nhiệt độ bình thường 5 – 7 phút. Sau đó lau khô.
- Dùng tăm hay dụng cụ móc khóe chuyên dụng, tiến hành móc khóe chân, tay và vùng da thừa (lưu ý móc nhẹ nhàng bên ngoài của móng, không móc quá sâu vào khóe).
- Dùng bấm móng hoặc kềm cắt móng cắt theo đường thẳng, không tạo góc vuông hay cắt tròn. Khi cắt hãy chú ý đến chiều dài của móng. Tuyệt đối không cắt sâu vào khóa hay cắt quá sâu vào phần chân móng.
- Dùng dũa bo tròn và làm mịn đường cắt.
- Rửa sạch tay lại bằng nước rồi lâu khô để tránh nhiễm trùng.
Lưu ý: Chỉ nên dùng dụng cụ cắt móng chuyên dụng để cắt móng. Không dùng kéo hay dùng miệng để cắn móng.

Tổng kết
Qua bài viết trên chắc hẳn bạn cũng đã có thêm nhiều thông tin về tình trạng móng tay mọc lệch. Hi vọng những thông tin này đã giúp bạn giải quyết được tình trạng móng tay mọc lệch một cách nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả.
Hãy cùng chúng tôi thảo luận các bí quyết, kinh nghiệm xử lý tình trạng móng tay mọc lệch gây đau có mủ với các chuyên gia hàng đầu qua các phương thức liên hệ sau:
- Địa chỉ: Số 30 Tăng Bạt Hổ, Phường 12, Quận 5, HCM (đặt lịch trước khi đến bạn nhé!)
- Điện thoại: 0763 237 138
- Zalo: 0763 237 138