Móng chọc thịt là gì?
Móng chọc thịt là một bệnh lý khá phổ biến không chỉ riêng Việt Nam. Bệnh này làm móng phát triển chọc vào vùng da thịt xung quanh móng và các phần mô mềm liên quan làm cho người bệnh đau đớn, khó chịu.
Chính vì vậy, sử dụng những phương pháp thông thường như ngâm chân, uống thuốc hay bôi kem… đều không mang lại hiệu quả điều trị cao, thậm chí ngược lại, bằng chứng là càng kéo dài việc điều trị không đúng cách, tình trạng móng càng tồi tệ hơn.

Các nguyên nhân gây bệnh thường gặp
Để điều trị móng chọc thịt an toàn và hiệu quả, trước tiên bác sĩ cần phải tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh. Thực tế, bệnh lý này có thể nảy sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu nảy sinh từ những tác nhân bên ngoài, điển hình các thói quen trong đời sống hằng ngày. Cụ thể như:
- Thường xuyên đi giày mũi chật: việc thường sử dụng những đôi giày mũi nhọn sẽ khiến cuốn móng bị ép vào hai bên bờ bản móng, nhất là khi đôi giày bị chật. Đồng thời, khi di chuyển trên giày cao gót, phần đầu ngón chân thường chịu nhiều áp lực hơn, bản móng cũng dễ phát triển xuyên vào hai bên cuốn móng dẫn đến móng chọc thịt.
- Cắt tỉa móng tay, móng chân không đúng: sau khi móng được cắt bỏ, các tổ chức phần mềm sẽ phát triển và thay thế vào chỗ móng bị cắt. Do đó, trong những trường hợp móng bị cắt tỉa quá sâu vào hai bờ bên bản móng thường dễ bị móng chọc thịt khi móng phát triển lại.
- Nguyên nhân khác: một số bệnh lý như loạn dưỡng, nấm móng,… thường khiến ngón tay, ngón chân dày và rộng hơn, tạo điều kiện thuận lợi để cuốn móng phát triển và đâm vào bản móng. Ngoài ra, phụ nữ mang thai thường có nguy cơ mắc bệnh lý này cao hơn vì phần bản móng bị cuốn móng phát triển và chùm lên.
Cách phòng ngừa móng chọc thịt
- Không nên cắt móng chân quá ngắn và vuốt thuôn nhọn móng, không móc khoé.
- Để chân luôn ở trạng thái khô ráo, thoáng mát. Nếu công việc phải tiếp xúc với nước thường xuyên thì phải đi giầy bảo hộ.
- Chọn đúng cỡ giày, dép, tránh bị kích, chật, bí hơi.
- Kiểm soát cân nặng hợp lý.
Có thể bạn quan tâm:
- Cách chữa móng chân bị hư an toàn
- Dập móng chân mưng mủ là gì? Cách sơ cứu khi bị dập móng
- Viêm kẽ ngón chân và cách điều trị phòng ngừa bệnh hiệu quả
- Bị thối móng chân và những biện pháp để phòng tránh
Các triệu chứng và giai đoạn phát triển của bệnh móng chọc thịt
Theo bác sĩ, phương pháp điều trị móng chọc thịt còn tùy thuộc vào tình trạng tiến triển của bệnh đang trong giai đoạn nào. Ở mỗi giai đoạn, triệu chứng của bệnh sẽ khác nhau, tùy vào mức độ nặng nhẹ của vết thương. Vậy bệnh móng chọc thịt có mấy giai đoạn? Biểu hiện của bệnh ở mỗi giai đoạn như thế nào? Sau đây là một số chia sẻ cụ thể nhất:

Giai đoạn 1
Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân thường chỉ cảm thấy vùng ngón chân, ngón tay bị bệnh sưng, đau nhẹ kèm theo sự gia tăng tiết mồ hôi những vùng da xung quanh. Trong trường hợp bản móng tác động khiến biểu mô của cuốn móng bị tổn thương nặng thì phần cuốn móng thường phù nề nặng hơn. Nhìn chung, tình trạng sưng, đỏ tùy thuộc vào mức độ và thời gian biểu mô cuốn móng bị tổn thương.
Giai đoạn 2
Theo thời gian, tình trạng tổn thương sẽ ngày một nặng hơn và bệnh nhân có thể dễ dàng nhận thấy sự nhạy cảm, đau nhức và gia tăng tiết mồ hôi ở vùng vết thương. Quan sát bằng mắt thường, bạn dễ dàng nhận thấy bờ móng bị phá hủy, lở loét và trùm lên phần bản móng. Ở giai đoạn này, vết thương thường tiết dịch và mủ kèm theo mùi thối do các vi khuẩn gram dương tấn công.
Giai đoạn 3
Giai đoạn 3 cũng là giai đoạn cuối của bệnh móng chọc thịt nên các triệu chứng tăng sinh tổ chức hạt, tăng tiết mồ hôi, đau nhức cũng nặng nề hơn. Khi quan sát, bạn có thể thấy được hiện tượng phủ lên bản móng do các tổ chức hạt phát triển mạnh khiến chúng không thể nâng lên khỏi phần rãnh.
Điều trị móng chọc thịt đúng cách
Bệnh móng chọc thịt là tình trạng móng chọc vào mô mềm ở vùng da xung quanh móng. Từ đó khiến cho người bệnh khó chịu, đau nhức, ảnh hưởng đến công việc cũng như các sinh hoạt hàng ngày.
Có rất nhiều lý do dẫn đến tình trạng này, nhưng chủ yếu là việc vệ sinh cắt tỉa mỏng không đúng cách và hợp lý cũng như việc đi giày dép quá chật khiến chúng trở nên sưng tấy, viêm nhiễm làm hư hại móng nghiêm trọng.
Nếu không được xử lý kịp thời, móng sẽ càng đâm sâu vào thịt, khiến việc điều trị sau này trở nên khó khăn và tốn nhiều thời gian nghỉ dưỡng và chăm học để phục hồi.

Khi phát hiện ra bệnh móng chọc thịt bạn cần phải xử lý theo các bước sau:
- Rửa sạch bằng nước muối sinh lý (NaCl 0.9%), không ngâm nước muối.
- Luồn bông gòn để khử trùng vùng tổn thương quanh móng.
- Bôi thuốc mỡ kháng sinh hoặc kem đặc trị để ngăn chặn việc nhiễm trùng da.
- Dầu tràm cũng là một loại kháng sinh tự nhiên, giúp bạn giảm viêm, chống sưng hiệu quả.
Các bước ở trên không phải là cách điều trị dứt điểm bệnh móng chọc thịt, nhưng đó là cách giúp cho tình trạng bệnh của móng không nặng lên, nghĩa là chỉ áp dụng được với những trường hợp mới bị và vì lý do nào đó chưa thể sắp xếp công việc để đi phẫu thuật được.

Đối với trường hợp móng chọc thịt gây ra những tổn thương nghiêm trọng thì việc đầu tiên bạn cần làm là đến gặp ngay bác sĩ để được thăm khám chính xác về bệnh tình cũng như đưa ra hướng xử lý tốt nhất.
Không tự ý cắt tỉa móng, đặc biệt là không cắt khoé ở các tiệm làm móng vì nguy cơ lây những bệnh truyền nhiễm là rất cao.
Phương pháp điều trị móng chọc thịt
Để xây dựng phác đồ điều trị móng chọc thịt, bác sĩ cần tiến hành thăm khám, đánh giá tổng quan về tình trạng, mức độ viêm nhiễm ở vết thương để xác định giai đoạn của bệnh. Cụ thể phương pháp chữa trị ở từng giai đoạn như sau:
Đối với giai đoạn đầu và giai đoạn 2
Đối với những trường hợp mắc bệnh ở giai đoạn đầu hoặc giai đoạn 2, bác sĩ thường chỉ định điều trị bằng bảo tồn. Với phương pháp điều trị này, bệnh nhân nên thường xuyên ngâm chân với nước ấm, sử dụng thuốc bôi và kháng sinh. Đồng thời, người bệnh tuyệt đối không được mang giày quá chật.
Đối với giai đoạn 3
Với những bệnh nhân đã chuyển biến sang giai đoạn cuối, bác sĩ cần tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ một phần bản móng và gốc móng.
Phương pháp tiểu phẫu điều trị móng chọc thịt
Sau khi được điều trị với các phương pháp điều trị bảo tồn mà tình trạng bệnh không có chiều hướng thuyên giảm. Hoặc đối với các trường hợp bắt đầu chuyển sang giai đoạn nặng hơn, có những dấu hiệu viêm nhiễm thì cần thực hiện phẫu thuật.
Tiểu phẫu móng chọc thịt khá đơn giản, bác sĩ sẽ thực hiện cắt bỏ một phần bản và góc của móng bị bệnh và đang viêm. Sau đó, bạn sẽ được tiến hành loại bỏ hoàn toàn phần dịch bên trong móng và sát khuẩn. Cuối cùng, các bác sĩ sẽ khâu vết thương lại bằng chỉ y tế. Thời gian phẫu thuật chỉ mất khoảng 30 phút, không tốn nhiều thời giờ.
Sau khi cuộc tiểu phẫu kết thúc, bạn có thể về nhà và sử dụng thuốc kháng sinh, bổ sung tại nhà để điều trị triệt để và giúp vết thương nhanh lành. Đây là cách điều trị mang lại hiệu quả cao nhất so với các phương pháp khác, nó nhanh chóng và không mất nhiều thời gian, công sức chữa trị.

Quy trình tiểu phẫu móng chọc thịt
Dưới đây là quy trình tiểu phẫu – cách chữa móng chọc thịt hiệu quả nhất hiện nay:
Bước 1: Bác sĩ tiến hành khoanh vùng và sát khuẩn vùng cần tiểu phẫu.
Bước 2: Gây tê tại chỗ để trong suốt quá trình diễn ra phẫu thuật bệnh nhân không có cảm giác đau đớn, khó chịu nào, mang lại kết quả tối ưu nhất.
Bước 3: Bác sĩ sẽ sử dụng dao phẫu thuật chuyên dụng bóc tách và cắt bỏ phần móng chọc vào thịt nằm bên dưới mà bình thường bạn không thể thấy được và loại bỏ toàn bộ mầm móng để không bị mọc lại (rất quan trọng).
Bước 4: Rửa sạch vết mổ bằng povidin 10% và oxy già để tránh nhiễm trùng.
Bước 5: Khâu vết mổ, đảm bảo không để lại sẹo xấu, tạo hình đẹp.
Bước 6: Băng vết mổ bằng gạc vô khuẩn.

Vì sao nên tiểu phẫu điều trị móng chọc thịt?
Móng chọc thịt không phải là căn bệnh gì đáng ngại nếu bạn phát hiện sớm và có phương pháp điều trị hợp lý. Nhưng các bạn nên biết, căn bệnh này sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu kéo dài và không được kịp thời chữa trị. Móng chọc thịt gây rất khó khăn cho người bệnh trong việc đi lại, đặc biệt là những bệnh nhân cần đi giày thường xuyên mà lại không đi được vì cảm giác đau ở ngón chân bị bệnh.
Ngoài thời gian đầu gây đau đớn, khó đi lại, nếu móng chọc thịt không được xử lý sớm có thể gây viêm sưng và mưng mủ ở trong móng. Trường hợp vi khuẩn gram dương xanh xâm nhập vào móng và phát triển có thể tạo ra mùi hôi thối
Móng chân đâm vào thịt gây viêm nhiễm nghiêm trọng có thể gây tình trạng hoại tử vùng thịt và da tại phần móng bị tổn thương.
Nếu để quá lâu thì bệnh này sẽ có thể ảnh hưởng đến xương, gân và các khớp. Mặc dù đây không phải là một bệnh lý nguy hiểm, nhưng nó là nền tảng để phát sinh những loại bệnh nghiêm trọng khác. Chính vì phương pháp tiểu phẫu móng chọc thịt sẽ giúp bạn tránh được những rủi ro về sau. Quan trọng nhất là sẽ điều trị dứt điểm, không làm tái lại, không gây cảm giác đau đớn kéo dài.

Tổng kết
Vừa rồi là những thông tin về lấy móng chân chọc thịt. Hi vọng qua bài viết này sẽ cung cấp cho chị em những thông tin hữu ích về cách chăm sóc cho móng chân chọc thịt an toàn. Nếu chị em đã áp dụng các phương pháp trị móng chọc thịt kể mà không có hiệu quả hãy đến ngay các cơ sở y tế, bệnh viện, phòng khám để được tư vấn hỗ trợ điều trị kịp thời. Đừng để xuất hiện tình trạng nhiễm trùng kéo dài quá lâu bởi vì điều này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày. Tham khảo, cập nhật nhiều thông tin hơn tại trang chủ của Móng chọc thịt.
Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ về tình trạng móng. Chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ các bạn. Các bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua những phương thức sau:
- Địa chỉ: Số 30 Tăng Bạt Hổ, Phường 12, Quận 5, HCM (đặt lịch trước khi đến bạn nhé!)
- Điện thoại: 0763 237 138
- Zalo: 0763 237 138