Móng chân mọc ngược – nguyên nhân do đâu

Trong cuộc sống hàng ngày, rất nhiều trường hợp do bất cẩn hoặc thói quen hay tính chất công việc dẫn đến móng chân mọc ngược. Điều này không những khiến bạn bị đau còn gây mất thẩm mỹ nếu bạn muốn đi những đôi sandal hay giày hở mũi. 

Móng chân mọc ngược nhiều do. Điều này dẫn đến sự khó chịu mất thẩm mỹ. Tuy nhiên, nếu bạn biết cách xử móng chân mọc ngược cách dưỡng, chăm sóc móng chân mọc ngược hợp lý sẽ không gây tổn thương nghiêm trọng như nhiễm trùng.

Để biết được nguyên nhân do đâu mà móng chân mọc ngược và cách chữa móng chân mọc ngược an toàn, hiệu quả hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây.

Móng chân mọc ngược vì nhiều lý do, điều này dẫn đến sự khó chịu và mất thẩm mỹ
Móng chân mọc ngược vì nhiều lý do, điều này dẫn đến sự khó chịu và mất thẩm mỹ

Móng chân mọc ngược là gì

Móng chân mọc ngược hay móng quặp là tình trạng phần móng 2 bên ngón chân không mọc thẳng như bình thường mà lại có xu hướng mọc lệch hướng, ăn sâu vào phần da thịt của ngón chân gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu. Các trường hợp được ghi nhận cho thấy tình trạng có thể xảy đến ở bất cứ ngón chân nào, trong đó ngón chân cái là phổ biến nhất.

Nguyên nhân gây nên móng mọc ngược

Trước khi đi vào tìm hiểu các cách thức điều trị, chúng ta cần biết nguyên nhân dẫn đến móng mọc ngược. Tình trạng móng mọc ngược rồi chọc vào thịt, gây nên tổn thương là do nhiều yếu tố. Chủ yếu là đến từ các thói quen sinh hoạt hàng ngày, cách chăm sóc móng hay đặc thù tính chất công việc… Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu để biết mình có đang mắc phải một trong các nguyên nhân nào sau đây không.

  • Đi giày mũi chật: Việc đi giày mũi chật, hẹp sẽ giúp định hình bàn chân thon gọn hơn. Nhưng nếu phần mũi quá chật, sẽ tạo nên sức ép cho các ngón chân, nhất là phần móng. Cuốn móng lúc này bị ép vào hai phần phịt ở rìa móng và chọc vào thịt gây nên tổn thương. Nếu các bạn đi giày cao gót bít mũi, thì sức ép sẽ dồn nhiều vào móng chân cái. Lúc này càng dễ gặp phải hiện tượng móng chọc thịt hơn.
  • Việc cắt tỉa móng tay, móng chân sai cách cũng sẽ khiến móng chọc thịt xảy ra. Khi cắt bỏ phần móng dư, phần mềm sẽ được phát triển và chúng thay thế phần vừa bị cắt. Nếu cắt quá sâu thì trong quá trình móng mọc lại sẽ đâm vào phần mềm khi phần mềm chưa kịp phục hồi.
  • Một số bệnh lý về nấm ở móng, loạn dưỡng,… cũng là tác nhân gây nên móng mọc ngược. Ở những bệnh lý này, phần móng có sự phát triển nhiều hơn. Chúng có bản rộng, dày hơn nên sẽ dễ gây tổn thương phần thịt hai bên.
  • Chấn thương móng chân, bao gồm cả đốt ngón chân, làm rớt vật nặng hoặc đá bóng liên tục
  • Tư thế dáng đi không đúng
  • Vệ sinh chân không đúng cách, chẳng hạn như giữ cho bàn chân của bạn sạch sẽ hoặc khô ráo
  • Sử dụng các sản phẩm chăm sóc không rõ nguồn gốc: Móng chân và cách chăm sóc móng tay, chân dài, mềm và đẹp rất được chị em phụ nữ quan tâm. Tuy nhiên, việc sử dụng các sản phẩm làm móng không rõ nguồn gốc, kém chất lượng có thể gây hại cho móng chân của bạn. Móng chân có thể bị nhiễm trùng, phù nề khiến việc đi lại khó khăn. Vì vậy, bạn cần phải lựa chọn kỹ từng loại dụng cụ chăm sóc móng chân, xác định vùng sản xuất và chất lượng của nó để bảo vệ đôi chân của mình
  • Nguyên nhân do di truyền
  • Sử dụng đôi chân trong các hoạt động thể thao có thể khiến người chơi dễ bị móng chân mọc ngược. Các hoạt động trong đó bạn liên tục đá một vật hoặc gây áp lực lên chân trong thời gian dài có thể gây ra tổn thương móng chân và làm tăng nguy cơ móng chân mọc ngược. Những môn thể thao này bao gồm:Múa ballet, bóng bầu dục, kick boxing, đá bóng

Như vậy, nguyên nhân dẫn đến móng mọc ngược không nhiều. Nhưng đa số ai cũng sẽ mắc phải, vì đó là thói quen sinh hoạt, chăm sóc móng hàng ngày.

Móng chân mọc ngược gây nên tổn thương chủ yếu do thói quen sinh hoạt
Móng chân mọc ngược gây nên tổn thương chủ yếu do thói quen sinh hoạt

Đối tượng có nguy cơ bệnh móng mọc ngược

Móng chân mọc ngược xảy ra ở cả nam lẫn nữ. Thanh thiếu niên và trẻ em là đối tượng thường hay mắc phải tình trạng này. Nguyên nhân là do trẻ không biết cắt móng chân đúng cách, vận động nhiều, đi giày dép quá chật,… Ngoài ra, người già cũng là đối tượng thường xuyên bị móng chân mọc ngược do móng chân có xu hướng dày lên theo thời gian rất dễ bị mọc ngược

Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia (National Health Services), móng chân mọc ngược có thể phổ biến hơn ở những người có bàn chân ướt mồ hôi, chẳng hạn như thanh thiếu niên. Người già cũng có thể có nguy cơ cao hơn vì móng chân dày lên theo tuổi.

Có thể bạn quan tâm: 

Một số dấu hiệu nhận biết khi móng chân mọc ngược?

Các biểu hiện thường gặp khi móng chân mọc ngược được chia thành 3 giai đoạn: 

Giai đoạn 1

Người bệnh chỉ thấy đau nhẹ, nhất là khi chạy hay nhón mũi chân. Khi nhìn kĩ, bạn sẽ thấy khóe móng chân viêm đỏ nhẹ. Khi đó, đĩa móng đã gây chấn thương cho biểu mô cuốn móng bên. Tình trạng này nếu liên tiếp xảy ra sẽ gây phù nề cuốn móng bên.

Giai đoạn 2

Người bệnh sẽ thấy ngón chân hay cả bàn chân đổ nhiều mồ hôi hơn. Mùi hôi có phần nồng và khó chịu. Phần viêm ở khóe móng đã dồn đụn lên một ụ thịt rõ. Dưới ụ thịt này là một phần móng bị vùi lấp, có thể có dịch tiết, máu hay mủ. Triệu chứng kèm theo thường là sốt.

Giai đoạn 3

Sau một thời gian nếu không được chữa trị, móng chân sẽ cắm sâu vào ụ thịt, gây viêm tấy đỏ và loét, chảy mủ chảy. Tình trạng nhiễm trùng đã trầm trọng. Theo thời gian, khối nhiễm trùng này có thể đi sâu tận vào xương.

Thực tế ở Việt Nam, đặc biệt là ở các miền quê, người bệnh khó tiếp cận với dịch vụ y tế. Có rất nhiều trường hợp bệnh nhân tự điều trị bằng cách rửa vết thương với các dung dịch khử trùng, nặn mủ… Chỉ đến khi rất nặng, người bệnh mới đi khám bác sĩ. Tuy nhiên, đây đã là giai đoạn nhiễm trùng ăn đến xương, thậm chí cần phải cắt bộ phận bị viêm nhiễm để bảo toàn tính mạng.

Tình trạng nhiễm trùng do móng mọc ngược này không phải hiếm, trầm trọng nhất là ở người có bệnh nền như đái tháo đường lâu năm. Tổn thương dây thần kinh ở bàn chân khiến họ mất cảm giác đau, không hề phát hiện dưới bàn chân đã xuất hiện ổ mủ. Bề ngoài tổn thương chỉ là một nốt loét đơn giản nhưng tận sâu bên trong đã hoại tử. Người bệnh phải khám bác sĩ mới có thể đánh giá chính xác mức độ trầm trọng của tổn thương.

Người bị tiểu đường lâu năm chỉ cần một vết thương nhỏ ở chân đã có thể dẫn đến ổ nhiễm trùng xương, nhiễm trùng máu. Tỉ lệ phải cắt cụt cao hơn so với người bình thường đến 2-3 lần.

Một số dấu hiệu nhận biết khi móng chân mọc ngược
Một số dấu hiệu nhận biết khi móng chân mọc ngược

Các dấu hiệu của móng chân mọc ngược ở trẻ em bao gồm:

  • Đỏ hoặc sưng da ở rìa móng chân
  • Đau: trẻ có thể khóc và kéo ngón chân hoặc bàn chân của mình. Hoặc trẻ có thể đi khập khiễng hoặc nhăn nhó khi bước đl.
  • Nếu ngón chân bị nhiễm trùng, ngón chân có thể xuất hiện mủ hoặc dịch chảy ra.
Dấu hiệu của móng chân mọc ngược ở trẻ em
Dấu hiệu của móng chân mọc ngược ở trẻ em

Các dấu hiệu nhận biết móng chân mọc ngược bị nhiễm trùng 

  • Một vết phồng rộp có chứa chất lỏng màu trắng hoặc hơi vàng, được bao quanh bởi vùng da đỏ – nếu vết phồng rộp bị vỡ, có thể có một ít dịch tiết
  • Tăng sưng hoặc tấy đỏ khi móng phát triển
  • Tăng đau
  • Vùng da xung quanh bị mẩn đỏ
  • Xuất hiện vết đỏ trên ngón chân
  • Ngón chân có mùi
  • Bị sốt
Dấu hiệu nhận biết móng chân mọc ngược bị nhiễm trùng
Dấu hiệu nhận biết móng chân mọc ngược bị nhiễm trùng

Cách phòng tránh bệnh móng chân mọc ngược

Để phòng ngừa tình trạng móng chọc cần lưu ý những điều sau:

  • Cắt móng chân thẳng, không cắt quá ngắn hay sát rìa màu hồng của thân móng, tốt nhất nên chừa lại khoảng 1mm để móng mọc theo nếp cũ.
  • Mang giày vừa chân không quá chặt, đặc biệt là khi tham gia các môn thể thao. Những đôi giày gây áp lực quá lớn lên ngón chân hoặc chèn ép chúng có thể khiến móng mọc vào mô xung quanh, điển hình là móng chân cái mọc ngược. Nếu bạn bị tổn thương dây thần kinh ở chân, bạn có thể không nhận biết được giày của mình có vừa khít không. Nếu có thể hãy lựa cho mình một đôi giày vừa vặn tại các cửa hàng chuyên về giày cho người mắc bệnh về chân
  • Nếu bạn có thói quen mang tất thường xuyên, nên chọn các loại tất vừa chân, không quá chật.
  • Nếu người bệnh trong giai đoạn dậy thì, hãy thường xuyên thay giày mới phù hợp với sự phát triển kích thước của bàn chân.
  • Mang giày bảo hộ: Nếu công việc của bạn khiến bạn có nguy cơ bị thương ngón chân, hãy mang giày bảo hộ, chẳng hạn như giày có mũi thép.
  • Bệnh nhân đái tháo đường hoặc giãn tĩnh mạch chi dưới mức độ trung bình hoặc nặng cần kiểm tra bàn chân thường xuyên. Khi có dấu hiệu bất thường, bạn cần đi khám bác sĩ ngay để có biện pháp can thiệp kịp thời
Cắt móng chân thẳng tránh tình trạng móng mọc ngược
Cắt móng chân thẳng tránh tình trạng móng mọc ngược

Điều trị móng mọc ngược

Tùy vào mức độ mà bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn có phương pháp điều trị thích hợp. 

Giai đoạn đầu

  • Giai đoạn này chỉ bị viêm và đau nhẹ. Người bệnh chỉ cần ngâm chân với nước xà phòng ấm 15 – 20 phút/lần, mỗi ngày từ 3 – 4 lần. Lưu ý lau chân thật khô sau khi ngâm.
  • Trường hợp viêm tiết dịch nhiều, bạn sẽ được hướng dẫn vệ sinh bằng các dung dịch y tế như cồn iod, các loại gel, kem bôi tại chỗ…
  • Có thể lót một miếng bông gạc y tế giữa móng và phần thịt ngón để cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng, bác sĩ sẽ kê kháng sinh phù hợp, thường là kháng sinh bôi tại chỗ.
  • Người bệnh cần nhẹ nhàng khi mang các giày dép bít ngón, tuyệt đối tránh các loại giày quá chật khiến ngón chân khó chịu và hạn chế chạy nhảy vận động mạnh.

Giai đoạn 2

 Giai đoạn này cần thiết phải dùng thuốc bôi và kháng sinh. Thuốc kháng sinh bôi kết hợp với thuốc tê tại chỗ để giảm đau. Có thể thực hiện phẫu thuật ở giai đoạn này.

Giai đoạn 3

Giai đoạn này điều trị móng chọc thịt bằng phẫu thuật. Phẫu thuật cắt bỏ một phần bản móng cùng với gốc móng tương ứng.

Tùy vào mức độ mà bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn có phương pháp điều trị thích hợp. 

Các cách chữa móng chân mọc ngược tại nhà đơn giản, hiệu quả

Giấm táo

Giấm táo không chỉ được biết đến là loại gia vị quen thuộc mà còn là thành phần giúp kháng viêm, hạn chế tình trạng nhiễm trùng hiệu quả. Điều này rất thích hợp cho việc xử lý các vết thương do móng chân mọc ngược gây ra. Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị bông gòn y tế và giấm táo.
  • Thấm ướt miếng bông gòn bằng giấm táo.
  • Đắp trực tiếp miếng bông gòn vào vị trí móng mọc ngược, dùng bằng cố định lại miếng bông gòn trong khoảng vài giờ.
  • Tháo băng và loại bỏ miếng bông gòn và cắt đi phần móng mọc ngược.
Thực hư dấm táo điều trị móng chân chọc thit
Thực hư dấm táo điều trị móng chân mọc ngược

 Dầu mù tạt và tinh bột nghệ

Dầu mù tại và tinh bột nghệ được biết đến là 2 nguyên liệu có tác dụng chống viêm, giảm đau. Đặc biệt, khi kết hợp đồng thời 2 thành phần sẽ đem lại hiệu quả cao hơn trong việc điều trị tình trạng móng chân mọc ngược. Phương pháp này được thực hiện bằng các bước đơn giản sau:

  • Hòa trộn tinh bột nghệ và dầu mù tạt với tỉ lệ 1:1 thu được hỗn hợp sánh đặc.
  • Quét hỗn hợp này trực tiếp lên vùng da bị móng mọc ngược sau đó cố định lại bằng băng dính trong khoảng vài giờ. 
  • Mỗi ngày kiên trì thực hiện phương pháp này 2 – 3 lần cho đến khi thấy phần móng mọc ngược đã mềm đi thì tiến hành cắt bỏ.

Dùng bông gòn

Do một vài nguyên nhân như phần móng mọc ngược còn quá ngắn gây khó khăn cho việc xử lý. Bạn có thể sử dụng tới bông gòn nhằm tách phần móng mọc ngược với phần móng bình thường, dễ dàng hơn trong việc loại bỏ chúng. Cụ thể, các bước để thực hiện phương pháp này như sau:

  • Ngâm chân trong nước ấm với muối trong khoảng 15 phút. Dùng nhíp nhẹ nhàng kéo nhẹ phần da kề phần móng mọc ngược ra.
  • Đồng thời, chèn miếng bông gòn nhỏ giữa, tiến hành dùng dụng cụ chữa móng quặp để cắt bỏ phần móng mọc

Hậu quả của tình trạng móng chân đâm vào thịt

Đau nhức, khó chịu:

Hậu quả đầu tiên bạn phải gánh chịu khi móng chân mọc quá mức là cảm giác đau nhức, ngứa ngáy, khó chịu do móng đâm vào thịt. Đồng thời, sẽ cản trở việc đi lại và gây bất tiện cho sinh hoạt hàng ngày.

Viêm nhiễm:

Khi móng chân mọc quá sâu, cùng với những va chạm, khi chúng ta cử động sẽ dễ gây chảy máu. Móng mọc ngược còn ảnh hưởng đến việc vệ sinh móng và tạo điều kiện cho sự xâm nhập của vi khuẩn, nấm gây bệnh. Hậu quả để lại sẽ là viêm nhiễm, chảy mủ, các bệnh nấm chân, nấm móng…

Ảnh hưởng tới cả đôi chân:

Móng phát triển quá mức nếu không sớm khắc phục sẽ dẫn đến nhiễm trùng nặng. Về lâu dài có thể ảnh hưởng đến đôi chân, thậm chí là cả bàn chân của chúng ta. Khi đó, việc điều trị sẽ rất khắt khe và tốn kém.

Móng chân mọc ngược nếu không sớm khắc phục sẽ dẫn đến nhiễm trùng nặng, về lâu dài có thể ảnh hưởng đến đôi chân
Móng chân mọc ngược nếu không sớm khắc phục sẽ dẫn đến nhiễm trùng nặng, về lâu dài có thể ảnh hưởng đến đôi chân

Kết luận

Trên đây những kiến ​​thức về nguyên nhân móng chân mọc ngược và các cách chữa móng chân mọc ngược cũng như cách chăm sóc an toàn, hiệu quả do chúng tôi cung cấp. Chúng tôi hy vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn quản được sức khỏe của mình. Chúc bạn đọc sức khỏe bình an. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ về tình trạng móng. Chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ các bạn. Các bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua những phương thức sau:

  • Địa chỉ: Số 30 Tăng Bạt Hổ, Phường 12, Quận 5, HCM (đặt lịch trước khi đến bạn nhé!)
  •  Điện thoại: 0763 237 138
  •  Zalo: 0763 237 138