Bất kỳ sự thay đổi nào về màu sắc, hình dạng hay bất thường ở móng đều có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang có vấn đề về sức khỏe. Móng chân bị lõm là bệnh lý gì? Nguyên nhân và cơ chế của móng chân bị lõm là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé!
Móng chân bị lõm là hiện tượng bệnh lý gì?
Móng chân bị lõm là hiện tượng phần trung tâm của móng bị lõm xuống, còn vùng xung quanh móng nhô lên trông giống như một chiếc thìa. Móng chân bị lõm có thể đọng nước trong móng mà móng chân bình thường không làm được.
Khi tình trạng này xảy ra, ngoài những thay đổi rõ rệt về hình dạng móng, móng của bệnh nhân còn có thể mỏng, mềm và thậm chí bị gãy, và phần ngoài của móng có thể dễ dàng tách ra khỏi nền móng.
Hiện tượng móng chân bị lõm có thể liên quan đến các bệnh lý khác như: rối loạn tuyến giáp, tiểu đường, tim mạch, thiếu vitamin… Hầu hết các hiện tượng này cũng có thể xảy ra trất thường xuyên và dễ gặp phải. Do đó, bạn cần theo dõi và kiểm tra thường xuyên để không bỏ sót bất kỳ triệu chứng nào của bệnh.

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng móng chân bị lõm
Điều rất quan trọng là phải quan sát và theo dõi móng tay, móng chân thường xuyên để có thể phát hiện sớm các tình trạng nguy hiểm tiềm ẩn, chẳng hạn như hiện tượng móng chân bị lõm. Hãy cùng tìm hiểu về các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này để có biện pháp chữa trị và phòng ngừa thích hợp.
- Cơ thể bị thiếu máu, thiếu sắt
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của móng chân bị lõm là thiếu sắt hoặc thiếu máu. Thống kê cho thấy, những người có móng chân bị lõm thường có lượng hồng cầu trong máu thấp hơn người bình thường.
- Tiếp xúc với nhiều hóa chất điều trị ung thư
Móng chân bị lõm, hư hỏng cũng có thể là kết quả của chấn thương do xạ trị hoặc hóa trị liệu để điều trị ung thư. Nó cũng xảy ra ở những người thường xuyên tiếp xúc với dung môi hữu cơ, chất tẩy rửa. môi trường chứa dầu hoặc cơ thể không hấp thụ được các dưỡng chất.
- Những người mắc bệnh mãn tính
Móng chân bị lõm thường liên quan đến các tình trạng mãn tính như: tắc nghẽn phổi, suy dinh dưỡng, thiếu vitamin, bệnh tiểu đường, bệnh vẩy nến, bệnh tim mạch, rối loạn tuyến giáp,….

- Do di truyền và tác động môi trường
Ngoài những nguyên nhân trên, một nguyên nhân khác gây ra móng chân bị lõm có thể là do di truyền hoặc yếu tố môi trường bên ngoài. Một cuộc khảo sát ở người cao tuổi cho thấy hơn 47% người cao tuổi thường gặp phải tình trạng móng chân bị lõmvà những người thuộc nhóm lao động chân tay là có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.
Một nghiên cứu khác cho thấy móng chân bị lõm phổ biến ở vùng nông thôn (32%) so với thành thị (tỷ lệ 17%). Điều này được lý giải là do trẻ em ở nông thôn có nguy cơ bị chấn thương bàn chân cao hơn do thường xuyên ngâm nước và đi chân trần.
Có thể bạn quan tâm:
- Các bệnh về móng chân và phương pháp ngăn ngừa
- Móng chân không dính vào thịt nguyên nhân, phương pháp ngăn ngừa và xử lí
- Bệnh ly móng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh
- Bị thối móng chân và những biện pháp để phòng tránh
Phương pháp điều trị móng chân bị lõm
Để điều trị nhanh chóng cần được thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa da liễu ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường ở móng để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và xác định nguyên nhân gây bệnh. Từ đó đưa ra các giải pháp điều trị hiệu quả và bao trùm tích hợp để khắc phục tình trạng bệnh.
Nếu móng chân bị lõm do thiếu máu hoặc thiếu sắt, người bệnh có thể thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày để cung cấp đầy đủ sắt cho cơ thể. Nếu bệnh nhân có móng móng chân bị lõm do không hấp thụ đủ vitamin B12 từ thực phẩm, bệnh nhân có thể bổ sung vitamin B12 bằng viên uống theo chỉ định và liều lượng của bác sĩ.

Một số thực phẩm giúp cung cấp dưỡng chất nâng cao sức khỏe tránh tình trạng móng chân bị lõm:
- Cải bó xôi
Rau cải bó xôi được biết đến là nguồn cung cấp sắt tuyệt vời mà bạn có thể sử dụng. Ước tính trung bình một chén rau nấu chín chứa khoảng 6 mg sắt cho cơ thể. Ngoài ra, cải bó xôi còn chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như chất xơ, protein, vitamin A và Ecung cấp các dưỡng chất quan trọng cho cơ thể,.
- Thịt đỏ
Các nguồn thịt đỏ có thể dùng để bổ sung sắt cho cơ thể bao gồm thịt bò, thịt cừu và thịt dê. Sự đa dạng trong cách chế biến thịt đỏ mang đến sự linh hoạt trong khẩu phần ăn của người bệnh.

- Socola đen
Nếu bạn là người thích ăn thứ gì đó ngọt ngào thì socola đen chính là giải pháp hoàn hảo dành cho bạn. Nghiên cứu cho thấy rằng cứ 28 gam socola chứa trung bình 3,4 mg sắt. Ngoài ra, đó cũng là món ăn rất giàu chất chống oxy hóa giúp cải thiện sức khỏe và giúp hạn chế hoạt động của các gốc tự do góp phần vào quá trình lão hóa. Đồng thời, ăn socola đen còn giúp giải tỏa căng thẳng, stress rất hiệu quả.
- Cá biển
Các loại cá biển như cá hồi, cá thu, cá mòi… Nó được xem là nguồn cung cấp chất sắt dồi dào cho cơ thể, phù hợp với nhiều nhóm đối tượng kể cả bà bầu, trẻ nhỏ và người lớn tuổi. Ngoài ra, cá biển còn chứa omega, một loại axit béo mà cơ thể không tự tổng hợp được. dồi dào và rất tốt cho tim mạch.

- Các loại đậu
Các loại đậu như đậu Hà Lan, đậu đỏ và đậu lăng, đạu cove…. nên được đưa vào chế độ ăn uống của bạn để cung cấp cho cơ thể chất sắt và các chất dinh dưỡng khác.
- Nhóm thực phẩm khác: gan động vật, rau màu xanh đậm, hạt bí ngô, gà tây….
Cách chăm sóc móng chân bị lõm
- Đối với những bệnh nhân có móng chân bị lõm thì tốt nhất nên giữ cho móng khô ráo. Đồng thời, tập thói quen vệ sinh móng sạch sẽ hàng ngày để tránh các nhiễm trùng, tổn thương móng có thể xảy ra.
- Thường xuyên cắt móng chân ngắn, không quá dài, gọn gàng tránh dễ dàng tích tụ vi khuẩn.
- Không sơn móng chân hoặc để móng chân tiếp xúc trực tiếp với chất tẩy rửa, hóa chất hoặc dung môi có hại.
- Đeo tất, ủng bảo hộ nếu cần tiếp xúc với nước quá lâu.

Kết luận
Trên đây là những thông tin tổng quan về tình trạng móng chân bị lõm mà chúng tôi muốn gửi tới bạn đọc. Hi vọng đây là những thông tin hữu ích nhất để bạn tham khảo và giúp bạn luôn có sức khỏe tốt nhất.
Để điều trị đúng cách, hiệu quả và sớm hồi phục, ngay khi phát hiện những triệu chứng bất thường, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và kịp thời tìm ra nguyên nhân gây bệnh chính xác nhất. Nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề bất thường nào hoặc có các triệu chứng mà bạn nghi ngờ có thể là móng chân bị lõm, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tham khám và chẩn đoán. Chúng tôi luôn nỗ lực mang đến những dịch vụ y tế tốt nhất, sẵn sàng đồng hành cùng người bệnh trong suốt quá trình điều trị và phục hồi.
Một số phương thức liên hệ bao gồm:
- Địa chỉ: Số 30 Tăng Bạt Hổ, Phường 12, Quận 5, HCM (đặt lịch trước khi đến bạn nhé!)
- Điện thoại: 0763 237 138
- Zalo: 0763 237 138