Khóe móng tay bị sưng đau phải làm sao

Khóe móng tay bị sưng là gì?

Khóe móng tay bị sưng đau là hiện tượng đầu 1 hoặc 1 vài ngón tay bị sưng tấy đỏ quanh gốc hoặc 2 bên móng tay. Vết sưng đỏ này gây đau nhức và có làm mủ (áp xe) ở bên trong gây bất tiện trong hoạt động hằng ngày của người bị, nếu phần mủ bị trào ra ngoài sẽ có mùi hôi tanh và rất khó chịu.

Hiện tượng khóe móng tay bị sưng
Hiện tượng khóe móng tay bị sưng

Triệu chứng khóe móng tay bị sưng

Hiện tượng sưng khóe móng tay hay sưng khóe móng chân là một hiện tượng rất hay gặp, chúng có thể xuất hiện kèm theo một số triệu chứng khác như:

  • Vùng da xung quanh khóe bị bầm hoặc đổi màu
  • Có cảm giác ớn lạnh
  • Sốt
  • Có khối u hoặc vết sưng dọc hết cả ngón tay
  • Có vết nứt hoặc vết rách đầy mủ
  • Cả ngón tay căng cứng và khó cử động

Có thể bạn quan tâm:

Nguyên nhân khóe móng tay bị sưng

Khóe móng tay bị sưng do nhiều nguyên nhân dẫn đến. Những nguyên nhân đó là do chấn thương hoặc do tụ cầu vàng, do virus Herpes hoặc do liên cầu khuẩn sinh mủ, những nguyên nhân này khi gặp điều kiện là có vết thương hở hoặc vết xước từ việc cắt móng, cắt khóe tay, chân và chín mé do móng mọc đâm vào phần thịt của đầu ngón tay, chân sẽ phát triển thành hiện tượng sưng khóe.

Việc mang giày bít mũi, giày cao gót cũng là một trong những nguyên nhân thường gây sưng khóe chân. Những người thường xuyên đi làm móng tay, chân tại các spa cũng có thể bị nếu nhân viên lấy khóe lấy sót.

Ngoài ra cũng có một số trường hợp mắc phải vi khuẩn ăn thịt người cũng gây hiện tượng sưng khóe ngón tay và chân (triệu chứng đầu), sau đó là hoại tử. Đây là trường hợp đặc biệt nghiêm trọng có thể gây tử vong cao nếu không được phát hiện kịp thời.

Khóe móng tay bị sưng do nhiều nguyên nhân dẫn đến
Khóe móng tay bị sưng do nhiều nguyên nhân dẫn đến

Sưng khóe móng tay kéo dài bao lâu?

Khóe móng tay bị sưng có thể kéo dài từ 7-15 ngày tùy nguyên nhân và cách điều trị của người bệnh, quá trình này sẽ chia làm 3 giai đoạn:

Giai đoạn đầu (ngày 1 đến ngày 3): Ở giai đoạn này, đầu ngón tay có dấu hiệu sưng phồng, tấy đỏ và gây cảm giác ngứa. Đôi lúc chúng cũng gây đau nhức và khó cử động ngón.

Giai đoạn mưng mủ (từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7): Sau khi gây đau nhức vô cùng khó chịu tại đầu ngón là khóe, xuất hiện vết mủ dưới da, mắt thường có thể dễ dàng nhìn thấy màu mủ xanh vàng bên dưới vết da sưng đỏ. Người bệnh cũng sẽ ngửi thấy mùi tanh tại vị trí vết sưng khóe.

Về phạm vi sưng thì lan ra hết cả ngón tay, ngón chân. Người bệnh sẽ cảm nhận được cơn đau giật theo nhịp đập của tim, cảm giác nhức cũng khó chịu hơn thời gian đầu. Sốt cũng có thể xuất hiện ở giai đoạn này là phản ứng tự vệ và chống lại vi khuẩn của cơ thể.

Giai đoạn chín mủ: Bước sang giai đoạn này vết sưng khóe dần khô lại, cảm giác đau nhức có sự thuyên giảm đáng kể, da cũng không còn đỏ như trước. Sau dần vết sưng sẽ lành lại.

Để khóe móng tay bị sưng mau hết, cần lưu ý:

  • Luôn giữ cho vết sưng khóe móng tay khô ráo, sạch sẽ
  • Vệ sinh khóe móng tay bị sưng đau có mủ thường xuyên bằng cồn và bông y tế hoặc ngâm rửa bằng thuốc tím pha loãng kết hợp bôi mỡ kháng sinh sau khi đã ngâm xong
  • Hạn chế cử động hay chạm vào vết sưng
  • Không tự ý nặn mủ
  • Uống thuốc chống và tiêu viêm theo sự chỉ dẫn của bác sỹ hoặc dược sỹ
  • Hạn chế ăn những thực phẩm dễ gây nhiễm trùng
  • Có thể dùng hành khô để chữa chín mé, sưng khóe móng tay, chân nhanh hết

Trường hợp bạn cảm thấy vết sưng đau nhức dữ dội, châm chít khó chịu có thể đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và kê thêm thuốc.

Bổ sung đầy đủ dưỡng chất làm ngăn ngừa khóe móng tay bị sưng đau có mủ.
Bổ sung đầy đủ dưỡng chất làm ngăn ngừa khóe móng tay bị sưng đau có mủ.

Những việc nên làm để ngăn ngừa khóe móng tay bị sưng đau

Bàn tay, bàn chân là bộ phận tham gia vào mọi hoạt động thường ngày của con người, việc khóe móng tay bị sưng sẽ mang lại rất nhiều bất tiện cho chúng ta, chính vì vậy hãy lưu ý và thực hiện theo những điều dưới đây để tránh bị sưng khóe ngón tay, ngón chân nhé!

  • Hạn chế lấy khóe tay, chân
  • Rửa tay sạch bằng xà phòng và làm sạch móng thường xuyên
  • Hạn chế để đất, cát dính vào khóe tay
  • Không mang tất, vớ bị ướt
  • Không ngâm tay, chân trong nước lâu
  • Hạn chế tiếp xúc với các chất hóa học

Sưng khóe ngón tay tuy không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng chúng cũng khiến người bệnh phải chịu những cơn đau nhức khó chịu trong một khoảng thời gian dài, ảnh hưởng đến mọi hoạt động thường ngày. Mặt khác chúng cũng gây mất thẩm mỹ ngay cả lúc còn sưng và sau khi hết nếu không được chăm sóc kỹ vì có thể để lại sẹo hoặc hư móng.

Hạn chế lấy khóe móng tay
Hạn chế lấy khóe móng tay

Kết luận

Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ những thông tin cơ bản về việc khóe móng tay bị sưng, các triệu chứng cũng như cách chăm sóc an toàn, hiệu quả.

Chúng tôi hy vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn quản lý được sức khỏe của mình. Hãy luôn quan tâm đến tình trạng bệnh và sức khỏe của bản thân, xác định bệnh đang ở giai đoạn nào để có biện pháp phòng tránh kịp thời. Chúc bạn đọc sức khỏe, bình an.

Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ nếu gặp khó khăn. Chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ các bạn. Các bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua những phương thức sau:

  • Địa chỉ: Số 30 Tăng Bạt Hổ, Phường 12, Quận 5, HCM (đặt lịch trước khi đến bạn nhé!)
  •  Điện thoại: 0763 237 138
  •  Zalo: 0763 237 138