Khóe chân là gì?
Khóe chân là phần nằm ở rìa ngoài của móng.Thường thì nó sẽ mọc thuôn đều ra 2 bên móng và nằm giữa phần móng và thịt. Đây là bộ phận thông thường mà bất kỳ ai cũng có.
Hệ quả cuả việc lấy khóe chân quá nhiều
Khoé móng chân là một bộ phận không gây phiền toái hay khó chịu. Thế nên, việc lấy khoé móng chân hay không thực ra không quá cần thiết.
Tuy nhiên, đối với chị em phụ nữ hay đi làm đẹp móng thì họ thường chủ động lấy khoé móng chân để chúng trông sạch sẽ hơn cũng như để dễ làm đẹp sau này. Một số người phạm lỗi cắt quá sát vào khoé móng, và vô tình gây trầy xước và gây vùng này bị thương.
Việc bạn vệ sinh hay chăm sóc sau vết thương không đúng cách có thể gây đau nhức, chảy máu, thậm chí là tạo môi trường vi khuẩn tấn công gây ra tình trạng mưng mủ, nấm chân hay nghiêm trọng nhất là nhiễm trùng.
Lấy khóe móng chân là cách để vệ sinh cho móng chân sạch sẽ hơn và trông đẹp hơn. Tuy nhiên, việc lấy khóe móng chân quá nhiều và quá sâu có thể khiến bạn gặp phải tình trạng nhiễm trùng, mưng mủ và sưng tấy. Thậm chí, thực tế đã có một số trường hợp phải nhập viện để điều trị nhiễm trùng.

Hầu hết những trường hợp lấy khóe chân bị sưng và nhiễm trùng là do:
- Dụng cụ lấy khóe không đảm bảo vệ sinh.
- Lấy khóe quá sâu và nhiều gây tổn thương cho khóe móng.
Ngoài tình trạng nhiễm trùng, lấy khóe chân sâu và nhiều còn có thể gây ra tình trạng móng quặp.
Như vậy, bạn vẫn có thể lấy khóe chân để vệ sinh và làm đẹp bộ móng nhưng hãy cắt khóe móng chân đúng cách và tần suất lấy khóe móng chân không được quá nhiều.
Có thể tham khảo thêm:
- Sưng đau đầu ngón chân là dấu hiệu của bệnh lý gì?
- Nhận biết và xử lý tình trạng trẻ sơ sinh bị chín mé
- Các bệnh về móng chân và phương pháp ngăn ngừa
Cách lấy khoé móng chân đúng cách
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng khóe móng chân sưng mủ và thậm chí nhiễm trùng nguy hiểm. Tuy nhiên, tác động rõ ràng nhất đến từ việc lấy khóe móng chân sai cách. Vậy thì đâu mới cách lấy khóe móng chân không đau và an toàn. Hãy theo dõi quy trình sau đây.
Bước 1: Vệ sinh chân sạch sẽ
Trước khi thực hiện lấy khóe chân thì bước đầu tiên bạn nên tiến hành ngâm chân vào chậu nước sạch từ 10-15 phút. Việc ngâm chân như vậy sẽ giúp loại bỏ chất bẩn có ở trên chân hay kẽ móng chân. Hơn nữa nhờ đó mà da và góc móng trở nên mềm hơn, tạo điều kiện cắt móng và lấy khóe dễ dàng hơn.

Bước 2: Lấy khóe chân
Sau bước vệ sinh chân và làm mềm móng chân. Bạn dùng kềm cắt khóe chân một cách tỉ mỉ và cẩn thận. Lưu ý nên cắt với độ sâu vừa phải, không cắt quá sâu, quá sát thịt tránh tình trạng xước da và gây tổn thương cho vùng thịt ở móng chân. Hạn chế tối đa khả năng gây chảy máu và nhiễm trùng.
Hơn nữa cần cẩn trọng không cắt sát góc móng hoặc uốn cong sâu về phía góc móng. Bởi vì như vậy khi chúng mọc dài ra, móng có nhiều khả năng sẽ đâm vào thịt và gây tổn thương vùng này. Đây được biết đến là tình trạng móng mọc ngược rất đáng lo ngại.

Bước 3: Vệ sinh và chăm sóc móng sau khi lấy khóe
Sau khi lấy khóe móng xong, nên tiến hành rửa lại chân bằng nước ấm một lần nữa thật sạch sẽ. Bước tiếp theo hãy sử dụng một cái khăn mềm lau khô lại chân của bạn.
Đảm bảo được quy trình trên là bạn đã biết được cách lấy khóe móng chân không đau, đúng cách và an toàn. Tuy vậy có trường hợp cần lưu ý với phần khóe móng bị kẹt sâu, đâm vào thịt hay phần móng bị cong thì bạn không thể có khả năng xử lý an toàn được. Thì thay vì tự lấy khóe móng chân tại nhà thì tốt hơn hết bạn nên lựa chọn những tiệm làm nail uy tín hoặc gặp bác sĩ để thực hiện. Lấy khóe móng bởi thợ chuyên nghiệp, lành nghề sẽ hạn chế tối đa những tổn thương không đáng có trong quá trình lấy khóe.

Khóe móng chân bị sưng đau phải làm sao?
Khóe móng chân bị sưng đau thì bạn có thể tham khảo và làm theo theo những cách để giảm đau sau:
-
Uống thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau (acetaminophen, ibuprofen) theo chỉ định bác sĩ
-
Dùng kem kháng sinh bôi vào vị trí nơi móng chân bị sưng 2 lần/ngày, có thể thoa nhiều hơn.
-
Có thể bôi kem làm tê hoặc kem chống viêm trong trường hợp cần thiết
-
Giữ khu vực móng chân luôn sạch và tránh ẩm
-
Tránh đi bộ và chạy bộ trong 2 – 4 tuần sau khi phẫu thuật
-
Áp dụng chế độ ăn uống căn bằng với các loại trái cây và rau quả để mau hồi phục vết thương.

Biện pháp bảo vệ khóe móng chân khỏe mạnh
Để vi khuẩn không trú ngụ và sinh sôi trong khóe móng, bạn nên:
- Thường xuyên rửa chân sạch sẽ hàng ngày. Chà vệ sinh chân bằng xà bông và bàn chải có lông mịn.
- Hạn chế đi chân đất để cát bụi không dính vào các khóe móng chân.
- Không đi giày dép quá chật khiến cho các ngón chân bị tổn thương, khóe móng chân mọc lệch, cắm sâu vào trong da thịt.
- Thường xuyên thay tất, luôn giữ cho chân khô ráo.

Kết luận
Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ những thông tin cơ bản về khóe chân, cách lấy khóe chân đúng cách, các biện pháp cũng như cách chăm sóc an toàn, hiệu quả.
Chúng tôi hy vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn quản lý được sức khỏe của mình. Hãy luôn quan tâm đến tình trạng bệnh và sức khỏe của bản thân, xác định bệnh đang ở giai đoạn nào để có biện pháp phòng tránh kịp thời. Chúc bạn đọc sức khỏe, bình an.
Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ nếu gặp khó khăn. Chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ các bạn. Các bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua những phương thức sau:
- Địa chỉ: Số 30 Tăng Bạt Hổ, Phường 12, Quận 5, HCM (đặt lịch trước khi đến bạn nhé!)
- Điện thoại: 0763 237 138
- Zalo: 0763 237 138