Chín mé là căn bệnh ngoài da khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, nhiều người bệnh thường có tâm lý xem nhẹ bệnh tình, chưa hiểu rõ về bệnh lý này và không có phương pháp điều trị hiệu quả. Gây ra hậu quả rất lớn, có khả năng làm ảnh hưởng lên xương khớp và nặng hơn nữa là phải phẫu thuật hoặc mất mạng. Vậy chín mé là bệnh gì? Cách trị bệnh chín mé hiệu quả? Cần lưu ý khi mắc bệnh? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về căn bệnh này thông qua bài viết dưới đây nha!
Chín mé là gì?
Chín mé là bệnh lý ngoài da hay gặp ở đầu ngón tay, ngón chân. Bệnh xảy ra là khi vi sinh vật xâm nhập vào bên trong cơ thể thông qua vết thương hở ở trên da hay phát triển thành viêm quanh móng.
Có 3 loại chín mé là chín mé dưới da, chín mé nông và sâu. Chín mé thường hay tái phát, nếu không điều trị kịp thời hoàn toàn, lại không giữ gìn vệ sinh chân tay, chín mé dễ dẫn đến nguy cơ tử vong do nhiễm khuẩn nghiêm trọng.
Điều trị bệnh do chín mé ở ngón chân, ngón tay có thể phụ thuộc vào mức độ trầm trọng của tổn thương, độ tuổi và cơ địa của bệnh nhân, nhưng thông thường là phẫu thuật và dẫn lưu sớm (một vết rạch tại trung tâm tiếp xúc với củng mạc) và truyền hoặc tiêm thuốc.

Nguyên nhân của bệnh chín mé là gì?
Bệnh chín mé có nhiều nguyên nhân gây nên, nếu như không được chẩn đoán kịp thời và điều trị đúng cách sẽ rất khó có thể chữa khỏi sau này, gây nên các biến chứng như viêm phế quản, viêm bao hoạt dịch, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, nghiêm trọng hơn nữa là tử vong. Sau đây là một sốnguyên nhân gây ra tình trạng bệnh chín mé:
- Chín mé xuất hiện là do người bệnh không giữ vệ sinh cơ thể tốt, tuy nhiên cũng có những nguyên nhân đơn giản hơn:
- Thường xuyên làm móng tay, móng chân.
- Mang giày cao gót nhiều.
- Chơi những môn thể thao dễ xảy ra chấn thương ở ngón tay, ngón chân.
- Mắc bệnh béo phì.
- Người đang mắc bệnh HIV.
- Những người thích cắn móng tay.

Triệu chứng của bệnh chín mé
Khi bị chín mé ở ngón tay, ngón chân người bệnh thường mệt mỏi tê bì, có thể sốt và nhức đầu, đau từng đợt, cảm giác ngứa ngáy và sưng đỏ ở ngón tay hay ngón chân làm người bệnh rất khó chịu, tuỳ từng giai đoạn biểu hiện nặng nhẹ khác nhau. Triệu chứng và biểu hiện khác nhau như sau.
- Giai đoạn 1 thường xảy ra trong 1-3 ngày đầu tiên. Lúc này, vị trí đầu ngón tay, ngón chân của người bệnh sẽ bị mẩn đỏ, sưng nề và ngứa ngáy rất khó chịu. Mọi người cảm thấy đau đớn và đôi khi việc cử động ngón chân, ngón tay bị ảnh hưởng.
- Giai đoạn 2 của bệnh diễn ra từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7. Lúc này những triệu chứng của bệnh trở nên rõ rệt hơn nữa. Tình trạng viêm không chỉ giới hạn ở đầu ngón tay hoặc ngón chân mà còn có thể lây lan đến ngón tay hoặc ngón chân khác. Bệnh nhân cảm thấy rõ ràng áp lực, đau đớn và mệt mỏi ảnh hưởng đến những mạch máu đang hoạt động. Bệnh nhân có thể bị sốt.
- Giai đoạn 3 được gọi là giai đoạn viêm mủ. Ở những người bị bệnh do virus herpes, trong vòng 2 đến 20 ngày sau khi kết thúc thời gian ủ bệnh, người bệnh bắt đầu cảm thấy các đầu ngón tay mẩn đỏ, sưng phù, ngứa và đau đớn.
Sau đó, tại vị trí tổn thương xuất hiện những bóng nước có kích thước khoảng 1-3 mm. Khi mụn nước vỡ ra sẽ tiết nhiều dịch trắng, đục hoặc có máu đỏ và dễ bị nhiễm khuẩn. Từ đó, virus xâm nhập vào các mô trên não, lên hạch và cuối cùng chết trong các tế bào Schwann. Ở những người có hệ thống miễn dịch kém, vi-rút có thể nhanh chóng được kích hoạt lại và bệnh sẽ tái phát trở lại

Có thể bạn quan tâm
- Phương pháp điều trị dứt điểm bệnh bị chín mé ở ngón chân cái
- Viêm khóe móng tay – nguyên nhân và các phương pháp điều trị
- Cách chữa móng chân bị hư an toàn
- Chữa chín mé bằng hành khô bao lâu thì khỏi?
Cách chữa trị bệnh chín mé?
Bệnh chín mé có thể được chữa trị bằng nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp, cách chữa trị bệnh chín mé tại nhà đơn giản và hiệu quả không để lại biến chứng hay phản ứng phụ trên cơ thể của người bệnh.
Ngâm nước muối
Bạn có thể ngâm tay hoặc chân trong muối đặc hoặc một loại muối vô cơ đặc biệt có tên là Epsom (hay còn gọi magie sulphat) thường sử dụng để chăm sóc da và sắc đẹp. Đây là cách chữa bệnh chín mé ở chân hoặc tay mà bạn có thể làm tại nhà để giúp giảm đau đớn và ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm khi bị chín mé.
Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Cho 2 muỗng muối magie sulphat vào 1 – 2 lít nước ấm.
- Bước 2: Cho tay hoặc chân bị chín mé vào rồi ngâm trong khoảng 20 – 25 phút.
- Bước 3: Dùng khăn sạch thấm khô và làm mỗi ngày khoảng 2 – 4 lần.

Ngâm nước giấm
Ngoài phương pháp ngâm nước muối thì bạn nên ngâm giấm, đây là một trong những cách chữa chín mé tại nhà đơn giản mà vô cùng hiệu quả.
Quy trình thực hiện như sau:
- Bước 1: Dùng giấm hoặc giấm táo và pha với nước theo tỉ lệ là 1:4 (giấm: nước).
- Bước 2: Thực hiện ngâm chân, tay bị chín mé vào dung dịch vừa pha khoảng 15 – 20 phút
- Bước 3: Để có hiệu quả tốt nên áp dụng làm 2 – 3 lần/ 1 ngày.
Cách chữa bệnh chín mé ở chân, tay này phù hợp với chín mé dạng nông vì lúc mới xuất hiện, nốt mủ rất ít, giúp làm sạch da, sát trùng và không để mủ lây lan rộng. Sau khi tắm muối hay giấm, bạn nên bôi thêm mỡ kháng sinh nhằm ngăn ngừa sự nhiễm trùng.
Ngâm nước ấm
- Bước 1: ngâm chân dưới nước ấm khoảng 20 – 30 phút sẽ giúp da chân trở nên mềm mại hơn.
- Bước 2: Sau đó, dùng khăn ướt và thấm khô chân rồi lấy 1 miếng gạc nhỏ hoặc vải cotton mềm đắp vào phần móng bị tổn thương.
- Bước 3: Nâng hoặc trượt phần móng giúp rửa trôi vết thương và giảm nhiễm trùng.
Ngoài ra, để loại bỏ phần móng chân mọc vào trong do viêm nhiễm, bạn nên sử dụng một cái kéo y tế đã được khử trùng để cắt móng. Sau đó, dùng miếng vải khác để băng bó lại và giữ cho vết thương không nhiễm khuẩn. Để tránh không cho bấm vào thịt, bạn nên dùng 1 miếng bông gòn nhúng nước đặt dưới móng. Ngâm chân trong nước nóng một vài ngày, khi nhiễm trùng hết thì móng sẽ mọc trở lại bình thường

Một số bài thuốc dân gian khác có thể chữa bệnh chín mé
- Đắp lá chuối
- Đắp lá đu đủ
- Đắp lá và ngọn khoai lang
- Đắp gừng, tỏi đen (chú ý không sử dụng phương pháp này khi tay chân người bệnh đã có mủ)
- Sử dụng kem răng, chanh.
Tuy có rất là nhiều phương pháp để điều trị bệnh nhưng bạn chỉ nên sử dụng 1-2 cách và phải kiên trì thực hiện mới thấy rõ hiệu quả cũng như biết được giai đoạn của bệnh. Nếu như bệnh mới đang ở giai đoạn đầu thì hiệu quả sẽ cao vì bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Nhưng nếu bệnh đã có mủ thì bạn không nên điều trị bệnh ngay tại nhà mà phải đến bệnh viện để các bác sĩ khám và chữa bệnh kịp thời.
Cách chữa chín mé có mủ nặng
Đối với những trường hợp chín mé có mủ nhiều, bệnh nhân nên thăm khám y tế để được làm tiểu phẫu rạch thoát dẫn lưu mủ và chỉ định sử dụng kháng sinh kết hợp.
Một số trường hợp nhiễm trùng nặng gây đau nhức, dai dẳng và không đáp ứng với những cách điều trị chín mé có mủ ở chân, tay như trên, người bệnh nên chụp X-quang để đánh giá tác động của thuốc vào cơ, xương, khớp bị viêm. Lúc này, bệnh nhân sẽ phải phẫu thuật nặng để lấy mủ và phẫu thuật nhiều lần.
Tuỳ vào mức độ nặng của bệnh mà cách điều trị nhiễm trùng có mủ ở chân, tay sẽ khác nhau. Tuy nhiên, nếu bệnh nhẹ cũng không nên chủ quan vì nó sẽ gây ra biến chứng cực kỳ nguy hiểm.

Biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả
Bệnh này xuất hiện là do người bệnh không thường xuyên vệ sinh tay chân sạch bóng. Vì vậy, để phòng ngừa bệnh chín mé xảy ra thì cần lưu ý những vấn đề sau:
- Hàng ngày nên vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Không nên ngâm tay chân trong nước đá suốt một khoảng thời gian dài.
- Hạn chế đi chân đất nhằm tránh tình trạng bụi bẩn bám vào kẽ chân.
- Luôn giữ tay chân được khô ráo.
- Khi làm móng tay hay móng chân bạn không nên cắt sâu vào da cũng không được lấy khoé. Nên làm thẳng để đầu móng khi dài ra không chạm vào da.
- Nếu bị lở da thì nên bôi xà phòng và giữ hạch.
Bị chín mé kiêng ăn gì?
Chín mé tuy là căn bệnh ngoài da nhưng nếu như bệnh không được điều trị đúng cách và kịp thời thì sẽ tái phát nhiều lần và có nguy cơ bị tàn tật cao, nghiêm trọng nhất là tử vong. Vì vậy, bạn cần có sự quan tâm chữa trị và phòng ngừa bệnh. Hãy cùng chúng tôi tim hiểu khi bị chín mé kiêng ăn gì?
1. Thực phẩm chiên là món ăn đứng đầu danh sách “bị chín mé kiêng ăn gì”. Vì ở những thực phẩm như cá chiên, gà chiên, khoai tây chiên…làm cho tình trạng sưng viêm trở nên nặng hơn.
2. Bánh mì trắng là thực phẩm chứa nhiều tinh bột cũng sẽ tạo nên những triệu chứng của sưng viêm. Bánh mì trắng chứa quá nhiều tinh bột chuyển hoá, vì vậy nó nằm trong danh sách khi bị chín mé kiêng ăn gì.
3. Các loại kem uống cùng cafe: Là sản phẩm có rất nhiều chất béo bão hoà, thành phần chính kích thích sưng viêm. Các sản phẩm được phép ghi “Không chứa chất béo bão hoà” khi liều lượng của kem là dưới nửa gram mỗi phần, do đó bạn hoàn toàn vô tư cho nó vào mà không hay biết. Vì thế, đây là món ăn trả lời cho câu hỏi bị chín mé kiêng ăn gì?
4. Bánh donut vì có chứa tinh bột là đường dễ gây viêm nhiễm.

5. Ly rượu thứ hai Nhiều nghiên cứu cho thấy uống một chút rượu có lợi cho cho sức khỏe. Nhưng đang bị sưng viêm, chín mé uống đến ly thứ hai sẽ gây viêm nghiêm trọng hơn.
6. Bánh nướng Loại bánh này có chứa các tinh bột tổng hợp, đường và chất béo bão hoà. Chúng cũng có thể chứa một số loại dầu như dầu ô liu, dầu hướng dương chứa omega-6 gây sưng viêm.
7. Yến mạch chế biến sẵn Một số sản phẩm này rất lành mạnh nhưng cũng có sản phẩm chứa các thành phần có hại.
8. Thịt hun khói Loại thực phẩm đã nấu sẵn này có nhiều chất béo hơn trong quá trình chế biến, giống với hotdog, xúc xích. ..
9. Thanh kẹo ngũ cốc Những sản phẩm được coi là “lành mạnh” cũng cần phải lưu ý, bởi vì chúng có thể chứa nhiều đường.
Kết luận
Bài viết trên chúng tôi đã cung cấp đầy đủ các kiến thức căn bản của bệnh chín mé. Bệnh chín mé thuộc nhóm bệnh ngoài da rất nguy hiểm cho tính mạng và sức khoẻ của người bệnh nếu như không được phát hiện và chữa trị sớm. Hãy thường xuyên để ý đến tình hình của bệnh cũng như sức khoẻ của mình nhằm biết chính xác bệnh đang ở giai đoạn nào và từ đó có các phương pháp điều trị bệnh phù hợp.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về tình trạng bị chín mé hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới để được tư vấn tận tình:
- Địa chỉ: Số 30 Tăng Bạt Hổ, Phường 12, Quận 5, HCM (đặt lịch trước khi đến bạn nhé!)
- Điện thoại: 0763 237 138
- Zalo: 0763 237 138