Chảy máu móng tay dẫn đến tụ máu và bầm tím trên móng, có thể do nhiều yếu tố gây ra. Mặc dù tình trạng này thường không nghiêm trọng nhưng lại gây ra nhiều bất cập trong quá trình vận động, sinh hoạt và tính thẩm mỹ của bàn tay. Đồng thời, tình trạnh chảy máu móng tay có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề khác về sức khỏe cần được chăm sóc y tế. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin chi tiết nhất về tình trạng này qua bài viết sau đây!
Chảy máu móng tay là gì?
Chảy máu móng tay là khi các mạch máu dưới móng bị tổn thương và máu rò rỉ vào khoảng trống dưới móng. Điều này dẫn đến móng tay bị bầm và đổi màu ( móng thường có màu đỏ, tím đen, nhạt dần thành xanh lam).Tình trạng này làm cho toàn bộ ngón tay có cảm giác đau nhói, đặc biệt là khi chạm vào vật hoặc đơn giản là đưa ngón tay tự do trong không gian. Chảy máu móng tay thường xảy ra khi móng tay bị kẹt vào cửa hoặc va đập mạnh vào vật gì đó.
Tình trạng này thường không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu móng tay tím tái là do gãy, tổn thương móng hoặc mô xung quanh thì cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.

Triệu chứng của cháy máu móng tay
Triệu chứng đầu tiên của ttình trạng chảy máu móng tay là những trận đau nhức nhói do tổn thưởng các mô xung quanh móng hoặc do máu ở giữa giườn móng.
Triệu chứng thứ hai mà bạn có thể thấy rõ đó là sự thay đổi màu sắc của móng tay. Ban đầu móng tay có màu đỏ tím sau đó chuyển sang màu nâu sẫm và đen như những cục máu đông cũ. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng sự thay đổi màu móng tay này cũng có thể là triệu chứng của các tình trạng sức khỏe khác.
Tình trạng chảy máu móng tay sẽ tạo nên những cơn đau dai dẳng kéo dài vài ngày và sẽ tự biến mất. Tuy nhiên cần một khoảng thời gian khá dài để móng tay được chữa lành.
Trong nhiều trường hợp hư hỏng nghiêm trọng, móng bị bong ra được thay thế bằng một chiếc móng mới mọc ra từ nền móng. Móng tay bị thương gây tụ máu có thể mất tới 4 dến 6 tháng để móng mới mọc lại hoàn toàn.

Nguyên nhân gây chảy máu móng tay?
Tụ máu dưới móng, chảy máu móng tay thường hình thành sau một chấn thương khiến móng tay bị gãy. Chấn thương hàng ngày có thể gây ra vết bầm tím trên móng tay, chẳng hạn như:
- Ngón tay hoặc bàn chân của bạn bị kẹt vào cửa hoặc đập mạnh vào thứ gì đó
- Các vật nặng như búa, đá rơi vào móng tay, móng chân
- Chấn thương thể thao cũng có thể gây ra vết bầm tím trên móng chân và móng tay.
Có thể bạn quan tâm:
- Bật móng tay – câu chuyện của nỗi đau kinh hoàng
- Móng tay bị tách khỏi thịt – nguyên nhân và cách sơ cứu
- Những thông tin về tình trạng móng tay bị ăn sâu vào trong thịt
- Móng chân không dính vào thịt nguyên nhân, phương pháp ngăn ngừa và xử lí
- Bệnh ly móng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh

Chẩn đoán và điều trị chảy máu móng tay
Những kỹ thuật y tế nào có thể giúp chẩn đoán tình trạng chảy máu móng tay
- Bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng tụ máu dưới móng chân hoặc móng tay của bạn bằng phương pháp quan sát và tiemf hiểu bệnh tình, các chấn thương gần đây của bạn.
- Ngoài ra, cũng cần chụp X-quang ngón tay, ngón chân để xác định có gãy xương hay không.
Những phương pháp điều trị giúp chữa chảy máu móng tay
Trên thực tế, các tình trạng chảy máu nhẹ (đau nhẹ và dưới 25% diện tích tụ máu dưới móng tay) thường không gây ra vấn đề nghiêm trọng và có thể tự chăm sóc và điều trị tại nhà. Đồng thời, có thể sử dụng các thuốc giảm đau không kê đơn để giảm đau, giảm sưng và khó chịu ở ngón tay.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng phương pháp RICE để kiểm soát tình trạng chảy máu móng tay:
- Nghỉ ngơi: Hạn chế sử dụng hoặc cử động ngón tay/ngón chân bị ảnh hưởng
- Nước đá: Chườm túi nước đá để giảm sưng và đau
- Băng ép: Ngay lập tức dùng băng ép lên vùng bị ảnh hưởng để cầm máu, giảm lượng máu dưới móng tay.
- Nâng tay: Nâng cánh tay hoặc chân bị thương cao hơn tim để giảm sưng. Phương pháp này cũng là một biện pháp khắc phục chảy máu móng tay.

Những trường hợp chảy máu móng tay cần gặp bác sĩ
Các biện pháp trên không thể được sử dụng nếu có chảy máu nghiêm trọng dưới móng tay: Bạn nên cơ sở chăm sóc y tế để nhận sự tư vấn của bác sĩ ngay lập tức.
- Cơn đau kéo dài, đau mạnh khiến bạn không thể chịu nổi
- Chấn thương xảy ra ở trẻ em
- Tình trạng chảy máu không kiểm soát
- Nền móng bị tổn thướng
- Móng tay bị đổi màu mà không phải do chấn thương gây ra
Lúc này, các bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật để loại bỏ phần móng bị hỏng. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ băng ngón tay trong vài ngày để bảo vệ nó trước khi bỏ móng.
Ngoài ra, bác sĩ có thể khoan móng để dẫn lưu máu tụ ra ngoài. Điều này sẽ giúp giảm đau và giảm áp lực lên nền móng. Lưu ý không nên thực hiện biện pháp này tại nhà mà nên để bác sĩ thực hiện vì có thể dẫn đến nhiễm trùng nền móng gây ra những tác hại nghiêm trọng.

Một số dấu hiệu của nhiễm trùng nền móng
- Xuất hiện chất lỏng, chất dịch hoặc mủ dưới móng tay
- Tình trạng đau và sưng ngày càng nặng lên
- Xuất hiện những vệt đỏ trên da
- khu vữ xung quanh móng có hiện tượng quá đỏ và sưng phù nề.
Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào ở trên, bạn nên đi khám bác sĩ ngay lập tức.
Chảy máu móng tay bao lâu thì phục hồi
Nếu tổn thương dưới móng nhỏ, phần móng bị tổn thương sẽ rụng trong vòng vài tuần.
Móng chân bị gãy đập thì có thể mất tới 12 tháng để móng mới mọc hoàn toàn và móng tay có thể mất từ 4-6 tháng. Móng mới có thể mất nhiều thời gian hơn để mọc nếu phần móng và mô xung quanh đã bị tổn thương.
Ngay cả khi điều trị hiệu quả, móng mới có thể mọc lại và trông không bình thường. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong quá trình lành vết thương của móng tay, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Phân biệt u tế bào hắc tố với chảy máu móng tay
Ung thư tế bào hắc tố (melanoma) là một dạng ung thư da nguy hiểm gây đổi màu da (bao gồm cả da dưới móng tay) và đôi khi chảy máu. Khối u tế bào hắc tố ở móng tay rất hiếm gặp, xảy ra ở khoảng 1 trên 1.000.000 người. Tuy nhiên, bệnh có xu hướng được phát hiện muộn và dễ gây tử vong.
Để phân biệt xem móng bị đổi màu hoặc chảy máu là do mạch máu bị tổn thương hay khối u ác tính, các bác sĩ tập trung chủ yếu vào việc liệu mọi người có tiền sử chấn thương móng hay họ có chơi thể thao hay không. Tụ máu dưới móng thường phát triển trong vòng 1 đến 2 ngày sau khi bị thương và biến mất khi móng lành lại.
Dựa trên dấu hiệu Hutchinson (vệt lớn màu sáng đến nâu sẫm, xanh hoặc đen chạy dọc theo chiều dài của móng tay) và các triệu chứng khác, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây chảy máu móng tay là gì.
Kết luận
Với những chia sẻ trên, hy vọng đã cung cấp tới bạn đọc những kiến thức hữu ích về tình trạng chảy máu móng tay. Mong rằng sẽ giúp bạn tìm được cách chăm sóc móng an toàn nhất để móng tay bị chảy máu nhanh lành hơn. Nếu tình trạng tụ máu móng tay nghiêm trọng, hãy đến gặp bác sĩ để được điều trị đúng tình trạng và kê đơn thuốc uống để giảm đau, ngăn ngừa nhiễm trùng.
Đồng thời cần chú ý để có thể nhận biết và phân biệt khi móng tay chảy máu sẽ là dấu hiệu của các vấn đề về sức khỏe. Bạn đọc cần được giải đáp thêm về vấn đề sức khỏe hoặc muốn được tư vấn miễn phí thì vui lòng liên hệ:
- Địa chỉ: Số 30 Tăng Bạt Hổ, Phường 12, Quận 5, HCM (đặt lịch trước khi đến bạn nhé!)
- Điện thoại: 0763 237 138
- Zalo: 0763 237 138