Móng tay, móng chân được xem là một trong những bộ phận cứng nhất trên cơ thể. Vậy, cấu tạo của móng chân như thế nào, quá trình mọc móng chân được hình thành như thế nào? Hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây bạn nhé!
Thành phần móng
Móng chân có cấu trúc tương tự như lớp sừng của da, được hình thành bởi sự liên kết chặt chẽ giữa các tế bào keratin (sừng) để tạo thành một lớp cứng. Móng chân có nồng độ lipid thấp hơn 0,15-0,75% so với lớp sừng, nồng độ lưu huỳnh khoảng 3% cao hơn so với lớp sừng.
Mặc dù tóc và móng có hình dạng khác nhau nhưng chúng được tạo thành từ các amino acid tương tự nhau.
Không giống như xương, canxi không ảnh hưởng đến sự phát triển của móng chân. Vào tháng thứ tư của thai kỳ, thai nhi bắt đầu hình thành móng. Móng chân phát triển liên tục suốt đời.
Cấu tạo của móng chân
Móng chân là một cấu trúc phức tạp được tạo thành từ ba lớp.
- Đĩa móng (nail plate): Ba0 gồm một lớp sừng phát triển suốt đời, nó có màu hồng do có nhiều mạch dinh dưỡng nằm trên giường móng.
- Giường móng (nail bed)
- Mầm móng (ventral matrix): Một tập hợp các mạch máu tham gia hỗ trợ, chịu trách nhiệm nâng đỡ và phát triển móng.

Móng chân mọc như thế nào?
Móng chân mọc ra từ một nhóm tế bào đặc biệt gọi là gian bào (matrix). Gian bào này có nhiều mạch máu nằm dưới quầng móng (luluna). Quầng móng có màu trắng đục, hình bán nguyệt, được hình thành do quá trình keratin hóa không hoàn chỉnh. So với phần còn lại của móng, quầng móng (luluna) mềm và không tương tác hoàn toàn với giường móng. Vai trò của giường móng là cung cấp nước cho móng và giữ cho móng phát triển đúng hướng (dọc theo bờ móng).
Khi móng tách ra khỏi giường móng ở bờ móng, móng sẽ bị thiếu độ ẩm, trở nên giòn và dễ gãy. Phần da đầu ngón, cách xa móng gọi là bờ móng. Phần da nối móng với mầm móng được gọi là lớp biểu bì liên móng (eponychium), có tác dụng bảo vệ lớp móng phát triển chưa hoàn . Nếu không có eponychium, móng sẽ bị sẹo và móng mới sẽ phát triển không bình thường.
Có thể bạn quan tâm:
- Các bệnh về móng chân và phương pháp ngăn ngừa
- Móng chân bị tách lớp – dấu hiệu cảnh báo sức khỏe
- Móng chân không dính vào thịt nguyên nhân, phương pháp ngăn ngừa và xử lí
- Lật móng chân và cách xử lý khi bị lật móng chân
- Khóe chân – những điều có thể bạn chưa biết
Một số đặc tính ảnh hưởng đến tốc độ mọc của móng
Móng tay mọc nhanh: Phụ nữ mang thai, người trẻ tuổi, nam giới, người bị cường giáp, bàn tay thuận, các ngón gõ phím máy tính, chơi đàn piano…đêu kích thích móng mọc nhanh hơn bình thường, hoạt động đều đặn máu dồn về nhanh hơn giúp nuôi dưỡng móng tay.
Thông thường, móng ở ngón giữa mọc nhanh nhất và móng ở ngón út mọc chậm nhất.
Móng tay mọc nhanh gấp hai đến ba lần so với móng chân. Móng tay mọc khoảng 0,1 mm mỗi ngày và 3-5 mm mỗi tháng, nhưng móng chân chỉ mọc khoảng 1,6 mm mỗi tháng. Nhưng móng chân khỏe và dày gấp đôi móng tay.
Móng tay của bạn mọc nhanh hơn vào mùa hè, mọc chậm lại vào mùa đông vì bàn tay và bàn chân của bạn di chuyển nhiều hơn vào mùa hè, thúc đẩy quá trình lưu thông máu. Tương tự, móng mọc nhanh hơn vào ban ngày so với ban đêm.
Móng mọc chậm ở: người cao tuổi, người bị suy dinh dưỡng, sốt, bệnh nặng làm móng chậm mọc.

Phương thức chăm sóc, bảo vệ móng chân
Các bệnh về móng có thể phục hồi sau khi điều trị nhưng ít nhiều ảnh hưởng tới tốc độ móng mọc lại. Do vậy việc bảo vệ, chăm sóc móng từ trước là điều cần chú ý. Việc chăm sóc dưỡng móng cũng cần cẩn trọng vì nếu thực hiện không đúng có thể gây tổn thương tới móng.
Dưới đây là một số phương thức để bảo vệ móng tốt hơn:
- Móng nếu để quá dài thường có khuynh hướng dễ gãy, vỡ nên tránh để móng mọc quá dài.
- Thường xuyên cắt móng định kỳ ( móng tay mỗi tuần/lần, móng chân mỗi tháng/lần) để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn tích tụ bên dưới móng, tránh tạo thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
- Đối với móng quá cứng và giòn, khi cắt nên chú ý ngâm móng trong nước trước để làm mềm. Dùng kìm cắt móc hoặc kéo để cắt rồi giũa cạnh nhẵn để giảm thiểu tổn thương cho móng.
- Khi đi tiệm chăm sóc móng, nên lưu ý nhân viên dùng dụng cụ sạch sẽ, áp dụng kỹ thuật cắt giũa cẩn thận để tránh tổn thương và nhiễm trùng cho móng. Nếu có thể hãy mua kềm cắt móng riêng để sử dụng.
- Hạn chế dùng các chất tẩy móng có chứa acétone quá thường xuyên vì hóa chất này góp phần làm móng khô giòn, yếu, dễ gãy.
- Khi làm việc tránh để móng tiếp xúc trực tiếp với các chất tẩy rửa, xà phòng, dung dịch hòa tan, dầu nhớt vì các chất này dễ làm thay đổi hình dạng, cấu trúc và màu sắc của móng. Tốt nhất nên mang găng tay cao su để bảo vệ móng khi phải làm việc với các chất này.
- Trong ăn uống hàng ngày, nên lưu ý bổ sung vitamin C, vitamin D, pyridoxine, sắt, canxi amino acid, gelatin và biotin….để nuôi dưỡng móng khỏe và đẹp.

Kết luận
Với những chia sẻ trên, hy vọng đã cung cấp tới bạn đọc những kiến thức hữu ích về cấu tạo của móng chân. Mong rằng sẽ giúp bạn tìm được cách chăm sóc móng an toàn. Nếu gặp vấn đề liên quan đến móng, hãy đến gặp bác sĩ để được điều trị đúng tình trạng và chăm sóc bộ móng tốt nhất.
Bạn đọc cần được giải đáp thêm về vấn đề sức khỏe hoặc muốn được tư vấn miễn phí thì vui lòng liên hệ:
- Địa chỉ: Số 30 Tăng Bạt Hổ, Phường 12, Quận 5, HCM (đặt lịch trước khi đến bạn nhé!)
- Điện thoại: 0763 237 138
- Zalo: 0763 237 138