Cắn móng tay-thói quen khó bỏ ảnh hướng đến sức khỏe

Cắn móng tay là một thói quen xấu, vì nhiều lý do mà hầu hết mọi người không nhận ra tác hại của thói quen nhỏ này lại có thể gây ra tác động tiêu cực  đối với cơ thể.

Thói quen cắn móng tay khó bỏ

Cắn móng tay là một tật xấu khó bỏ của rất nhiều người mặc dù móng tay không phải là một “món ăn” ngon lành gì, và tật cắn móng tay có thể được coi là một chứng bệnh tâm lý điển hình. Hầu hết đều cắn móng tay khi bị stress hay khi cảm thấy buồn chán, mệt mỏi. Dù bất kỳ lý do nào, cắn móng tay là một thói quen xấu và nên loại bỏ.

Một số người có thói quen cắn móng tay mãn tính sẽ không thể nào kìm chế được sự thích thú của hành động này, cho tới khi móng tay của họ không còn một chút gì và thậm chí là ăn sâu vào trong da thịt. Họ đơn thuần nghĩ rằng thói quen này vô hại, nhưng việc cắn móng tay đến mức toét máu, ăn mòn vào da thịt có thể dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng

Tật cắn móng tay sẽ làm vi khuẩn sinh sôi, phát triển mạnh mẽ. Khi bạn cắn móng tay dễ dẫn đến các trẻ, người lớn, và cả nam giới… dễ nuốt vào bụng ảnh hưởng đến sức khỏe, các vi khuẩn này sẽ dễ dàng đi vào trong miệng xuống các phần khác trong cơ thể bạn, dẫn đến nhiễm trùng máu và chết đột ngột là có cơ sở. Móng tay thực sự có thể bẩn gấp đôi ngón tay hay bàn tay của bạn, kể cả nếu bạn có thường xuyên rửa tay thì vi khuẩn vẫn có thể bám trên móng tay của bạn không rời rất không tốt cho người bị bệnh tiểu đường vì bị chảy máu sẽ không đông được.

Các chuyên gia y tế cho biết, măng rô không phải là một phần của móng tay. Thực chất, chúng là các tế bào da nhỏ, mọc ra ở vị trí cuối móng tay. Đây là khu vực có nhiều dây thần kinh và mạch máu. Xước măng rô xuất hiện khi da tách khỏi bề mặt nhưng chân vẫn bám lại.

Chính vì chỉ là vết xước da nhỏ nên mọi người thường hay chủ quan, dùng tay giật hoặc răng cắn. Đã có nhiều trường hợp phải cầu cứu bác sĩ vì ngón tay sưng tấy, chảy mủ, nhiễm trùng do xử lý vết xước măng rô sai cách.

Tật cắn móng tay sẽ làm vi khuẩn sinh sôi, phát triển mạnh mẽ.
Tật cắn móng tay sẽ làm vi khuẩn sinh sôi, phát triển mạnh mẽ.

Đối tượng nào thường mắc tật cắn móng tay?

Mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc phải thói quen xấu này.

Khoảng 50% trẻ em trong độ tuổi từ 10–18 có thói quen cắn móng tay vào một thời điểm trong đời. Hành động cắn móng thường xảy ra nhất trong suốt thời kỳ dậy thì; Thanh thiếu niên có độ tuổi từ 18 đến 22 tuổi thường có thói quen cắn móng tay; Chỉ một số lượng nhỏ người trưởng thành mắc tật này. Hầu hết mọi người đều bỏ thói quen cắn móng tay trước tuổi 30; Trong số các trẻ em có độ tuổi từ 10 trở lên, các bé trai thường cắn móng tay hơn các bé gái.

Mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc phải thói quen xấu cắn móng tay
Mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc phải thói quen xấu cắn móng tay

Các phương pháp điều trị tật cắn móng tay

Quyết tâm thực hiện

– Đây là yếu tố tâm lí đầu tiên quyết định thành bại trong việc cai nghiện cắn móng tay. Bất kỳ sự thay đổi nào thành công bạn phải khao khát, thực sự khao khát. Thói quen cắn móng tay rất khó mà từ bỏ, có lẽ một phần vì nó dường như không phải là vấn đề quá lớn và thường được chúng ta làm trong vô thức, bất cứ khi nào cũng có thể đưa tay lên miệng cắn.

– Để thêm phần quyết tâm bạn hãy suy nghĩ cẩn thận về những mặt tích cực sau khi thay đổi thói quen này, ví dụ như những móng tay trông thật quyến rũ và có thể diện một chiếc nhẫn kỉ niệm đẹp hơn.

– Và vạch ra những mặt tiêu cực của cắn móng tay, càng ấn tượng càng tốt. Nếu bạn có xu hướng nghĩ rằng cắn móng tay không phải là vấn đề lớn thì khi đó bạn không có khả năng thay đổi thói quen này.

Quyết tâm bỏ thói quen cắn móng tay giữ bộ móng luôn khỏe đẹp.
Quyết tâm bỏ thói quen cắn móng tay giữ bộ móng luôn khỏe đẹp.

Kiểm soát căng thẳng và lo âu

Biết cách giới hạn những việc bạn có thể làm, ngủ ngon,… là những cách giúp bạn kiểm soát căng thẳng và lo âu, đồng thời loại bỏ dần thói quen cắn móng tay.

Dùng băng dính che móng tay

Che móng tay bằng các vòng băng dính.

Duy trì lớp băng phủ mỗi ngày: Bạn có thể thay thế băng mới sau khi tắm hoặc thay thế hàng ngày. Tháo bỏ băng những khi cần thiết hoặc chọn cách giữ nguyên trên tay khiến mình trông như kẻ ngố, như một lời nhắc nhở và động lực khiến bạn từ bỏ thói quen cắn móng tay.

Nếu việc quấn băng khiến móng tay bị đau, tháo băng ra vào ban đêm khi ngủ.

Sau vài tuần thực hiện, gỡ lớp băng dính ra. Chiêm ngưỡng thành quả từ sự cố gắng của bản thân. Nếu thói quen cắn móng tay vẫn tìm đến, bạn cần tiếp tục đeo băng cho tới khi thành công.

Vệ sinh vùng chín mé đầu ngón tay
Vệ sinh vùng chín mé đầu ngón tay

Chọn ra một ngón duy nhất để “bảo vệ”

Chọn một ngón tay bất kỳ. Sứ mệnh của bạn là phải bảo vệ bằng được ngón tay này. Thói quen cắn móng có thể vẫn tiếp tục, miễn là phải trừ ra ngón được chọn.

Sau vài ngày, quan sát sự khác nhau giữa móng được chọn so với các móng còn lại. Rõ ràng móng tay được bảo vệ dài sáng và không nham nhở như các nạn nhân còn lại trên bàn tay. Nên nhớ rằng bạn phải cố hết sức để tuyệt đối che chở cho ngón đã chọn. Nếu không thể cưỡng lại tật cắn móng, hãy chọn một trong những ngón không được bảo vệ.

Chọn tiếp một ngón khác để bảo vệ. Tiếp tục quy trình này cho tới khi thành công trong việc ngưng cắn tất cả móng trên bàn tay.

Có thể bạn quan tâm: 

Giữ tay và miệng luôn bận rộn

Tìm thói quen khác thay cho cắn móng. Mỗi khi sở thích cắn móng thôi thúc, hãy thực hiện thói quen này thay vì cắn móng. Một số người thường gõ móng tay lên mặt bàn, xoay vặn ngón cái, nắm chặt hai tay, cho tay vào túi quần hoặc chỉ ngồi nhìn chằm chằm vào bàn tay,… Chỉ cần đảm bảo đó không phải là một thói quen xấu khác. Một vài gợi ý khác cho bạn như:

  • Giữ một đoạn chun, đồng xu,… trong tay. Chơi với đồ vật đó ngay khi muốn cắn móng.
  • Khiến bàn tay xao nhãng những lúc thường có xu hướng cắn móng như lúc di chuyển trên xe buýt hơi hay ngồi trong lớp học. Nếu đang ở trong lớp học, tập trung vào việc ghi chú bài giảng. Tương tự, nếu đang trong vai trò một hành khách, hãy nghịch với chìa khóa, đồng xu,… để ngăn ham muốn cắn móng trỗi dậy.
  • Theo đuổi một sở thích.

Không chỉ giữ bạn tránh xa tật cắn móng, đây còn là cách khơi gợi và thu hút bạn vào một đam mê mới. Sở thích giúp bàn tay xao nhãng có thể là làm đồ handmade, sửa chữa nhà cửa, đan móc khăn len, chạy bộ, chơi các môn thể thao ngoài trời, thậm chí là chăm sóc và vẽ móng. Nếu là người có óc thẩm mỹ sáng tạo, hãy thử những dự án nho nhỏ làm mới căn nhà với vôi vữa. Tất cả vật liệu này sẽ phủ đầy hai bàn tay, cùng mùi hắc nồng ở lại một thời gian dài kể cả sau khi đã tẩy sạch những miếng vữa còn sót lại. Một mũi tên trúng hai đích, vừa giúp tay chân bận rộn, vừa để lại mùi khó chịu khiến bạn ngưng cắn móng.

Giữ miệng luôn hoạt động. Vài mẹo nhỏ dưới đây giúp bạn giảm thời gian dành cho việc cắn móng.

  • Nhai kẹo cao su hoặc ngậm kẹo: Cắn móng tay lúc này có vẻ khó khăn hơn nếu bạn đang nhai kẹo cao su hoặc đang thưởng thức một món kẹo ngon tuyệt.
  • Mang theo thức ăn vặt để lấp đầy khoảng thời gian rảnh: Để tránh lên cân hay nạp vào cơ thể những chất bảo quản của thức ăn sẵn, nên chuẩn bị các bữa nhẹ như một củ cà rốt, cần tây hoặc trái cây để dùng trong ngày.
  • Giữ một chai nước bên mình mọi nơi: để luôn có thể nhấm một ngụm nhỏ, đánh lạc hướng tật xấu trong những phút “yếu lòng”.

Dùng chất tạo mùi ngăn cắn móng

Mùi hôi “ghê ghê” tạo ra có thể làm giảm đáng kể hứng thú gặm móng của nhiều người.

Loại dược phẩm tạo ra mùi vị khó chịu là loại chất hóa học đặc biệt vô hại có thể mua từ các hiệu thuốc. Sau khi sơn phủ lên các ngón tay, mùi hôi “ghê ghê” tạo ra có thể làm giảm đáng kể hứng thú gặm móng của nhiều người.

Sơn lên tay nhiều lần trong ngày, đặc biệt là sau mỗi lần rửa tay để đảm bảo duy trì mùi và luôn mang theo sản phẩm này bên người.

Nếu bắt đầu quen với mùi vị này khiến tác dụng giảm số lần đưa tay lên miệng giảm sút, hãy chuyển sang một loại có mùi khác.

Tiếp tục sử dụng cho tới khi từ bỏ hoàn toàn tật xấu này. Ngay cả khi đã bỏ được, bạn cũng có thể tiếp tục giữ lại lọ thuốc như một kỷ niệm. Nếu bị tật xấu dụ dỗ trong tương lai, bạn có thể ngửi lại mùi thuốc để nhắc nhở bản thân sự khó chịu mình đã trải qua khi cắn móng có dính loại thuốc này.

Trang trí cho móng tay

Sơn móng tay: Rất khó để cắn móng tay khi chúng mang một diện mạo lấp lánh đáng yêu.

  • Thử các màu đậm như đỏ hoặc đen bởi các lớp sơn dễ phô bày sự xây xước luộm thuộm vì cắn móng.
  • Nếu không thích màu sắc này, có thể dùng thay bằng chất dưỡng móng và giữ độ ẩm.
  • Thường xuyên cắt tỉa hoặc sơn bóng móng tay. Nam giới có thể sử dụng loại sơn bóng màu trong. Ngoài ra, việc mang móng giả cũng có tác dụng ngăn bạn không cắn móng và bảo vệ chúng phát triển bình thường;
Rất khó để cắn móng tay khi chúng mang một diện mạo lấp lánh đáng yêu.
Rất khó để cắn móng tay khi chúng mang một diện mạo lấp lánh đáng yêu.

Đeo đồ giả  bảo vệ là một cách khác để che phủ móng tay thật.

  • Cắt sửa móng tay theo cách thật chuyên nghiệp và gắn móng giả lên trên. Lớp trang trí tồn tại lâu và khi tháo chúng ra, bên dưới là móng thật, tự nhiên và không nham nhở vì bị cắn gặm.
  • Nếu thật sự có quyết tâm “cai nghiện” tật xấu này, hãy dành ra một khoản kha khá để trang trí móng giả thật đẹp. Chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy vô cùng tồi tệ nếu chính mình phá hỏng lớp móng lung linh và tốn kém này bằng thói quen cắn móng của bản thân.
Băng các ngón chân để bảo vệ móng trong khi chờ chúng mọc
Băng các ngón chân để bảo vệ móng trong khi chờ chúng mọc

Mang găng tay.

  • Mang theo găng tay trong túi và đeo găng mỗi khi muốn cắn móng. Điều này sẽ tạo thêm gấp nhiều lần động lực vào mùa hè bởi chẳng ai muốn mình trở thành trò cười vì đeo găng ngay giữa tiết trời oi bức.
  • Nếu bạn đang viết hoặc làm gì đó rất khó khăn khi phải đeo găng, bạn cũng sẽ có thêm động lực để ngưng cắn móng. Nhắc nhở bản thân rằng, nếu mình không vướng vào vấn đề này, sẽ chẳng cần đeo găng để làm gì.
Mang theo găng tay trong túi và đeo găng mỗi khi muốn cắn móng
Mang theo găng tay trong túi và đeo găng mỗi khi muốn cắn móng

Chăm sóc và giữ gìn móng tay khỏe

Chăm sóc móng thường xuyên nhất có thể.

Chăm sóc móng như một cách thưởng cho bản thân vì những nỗ lực ngưng cắn móng suốt thời gian qua. Đổi lại, khi móng đã mang một diện mạo sáng đẹp, bạn sẽ càng tập trung hơn để giữ gìn chúng. Hãy tham khảo những lời khuyên từ những chuyên gia làm móng để bảo quản những chiếc móng xinh xắn khỏe mạnh.

Thường xuyên cắt móng tay, không để móng dài. Sự thật là bạn chẳng còn gì để cắn nếu móng đã được cắt ngắn chỉn chu. Trường hợp móng mọc nhanh, hãy mang theo bộ kèm bấm bên mình mọi lúc để đảm bảo móng luôn được cắt ngắn.

Duy trì chế độ ăn uống hợp lý: Thực đơn hợp lý duy trì sức khỏe tổng thế cũng như giúp móng tay phục hồi và phát triển tốt hơn.

  • Ăn các thực phẩm giàu canxi và magie sẽ mang lại tác dụng này.
  • Trứng, sữa đậu nành, ngũ cốc nguyên hạt và gan rất tốt cho móng. Các khoáng chất này cũng có trong táo, dưa leo, nho, tỏi, và hành.
  • Các axit béo cần thiết trong cá ngừ, cá hồi, sò hến, rau rậm lá, các loại hạt giúp ích rất nhiều cho quá trình chuyển hóa của con người và giữ móng sáng và mềm.
  • Giữ móng tay của bạn luôn được cắt tỉa ngắn vừa phải và gọn gàng. Hãy chăm sóc móng nhiều hơn vì điều này có thể giúp bạn giảm thói quen cắn móng và luôn giữ vệ sinh cho móng;
Phẫu thuật móng chân lành sau 3-4 tuần
Phẫu thuật móng chân lành sau 3-4 tuần

Bạn hãy thử áp dụng các bài tập hoặc biện pháp giúp kiểm soát căng thẳng để không lạm dụng việc cắn móng tay mỗi khi tâm trạng không tốt;

Các vấn đề sức khỏe hoặc hành vi có thể phát triển từ tật cắn móng

Tật cắn móng có thể khiến cho ngón tay của bạn trở nên đỏ và đau rát, ngoài ra còn làm lớp biểu bì bị chảy máu. Cắn móng tay cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng mô mềm quanh móng và khoang miệng.

Thói quen này trong thời gian dài cũng có thể cản trở đến sự phát triển bình thường của móng khiến cho móng bị biến dạng. Trong một số ít trường hợp, tật cắn móng có thể là triệu chứng của hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD). Thông thường, các triệu chứng OCD có thể được điều trị bằng thuốc.

6 tác hại của cắn móng tay

Có thể nhiều người biết rằng cắn móng tay có hại, nhưng họ chưa mường tượng ra tật xấu này có hại đến mức nào. Những nguy cơ núp bóng phía sau câu trả lời “Không sao, cắn móng tay không có hại” hóa ra lại có hại nhiều hơn những gì bạn nghĩ.

Móng tay quặp, biến dạng

Thói quen cắn móng tay không kiểm soát có thể khiến móng của bạn bị biến dạng nặng nề do lớp mô dưới đã bị phá hỏng hoàn toàn. Dần dần, từ một vết thương có thể hồi phục sau 2 – 3 ngày chúng sẽ biến thành một dạng tổn thương vĩnh viễn. Bề mặt móng gồ ghề, cong queo và khúc khuỷu, hay nghiêm trọng hơn là móng sẽ không thể mọc dài ra nữa

.

Nhiễm trùng móng kéo dài

Một trong những tác hại của cắn móng tay chính là nguy cơ gây nhiễm trùng móng. Trên cơ thể con người, có hai bộ phận chứa nhiều vi khuẩn nhất. Đó chính là miệng và tay, số lượng vi khuẩn ở tay thậm chí còn nhiều hơn số lượng ở lòng bàn chân. Vậy khi hai bộ phận này tiếp xúc với nhau, chuyện gì sẽ xảy ra?

Vết thương hở, vi khuẩn và nước bọt, tất cả những điều này sẽ biến tay của bạn thành một ổ nhiễm trùng lớn. Nhiều người không thể nhận ra tay của họ đang bị nhiễm trùng vì phần lớn ổ vi khuẩn nằm ở khóe móng và phần thịt mềm bên dưới móng. Lâu dần, ổ nhiễm trùng sẽ khiến phần thịt bị hoại tử nếu không được chăm sóc và uống kháng sinh đúng cách.

Sưng viêm móng

Nước bọt có khả năng phân hủy chất béo và các thực phẩm khác rất mạnh. Nếu cắn móng tay thường xuyên, nước bọt tiếp xúc với móng tay trong thời gian dài, sẽ làm mòn da, gây nên sưng viêm đầu móng tay.

Móng tay không thể phát triển: Phần da viền xung quanh chân móng có chức năng sản sinh tế bào sừng, kiểm soát hoạt động của việc sản sinh móng tay. Cắn móng tay có thể phá hoại phần da này, khiến việc sản sinh tế bào sừng gián đoạn, móng tay mọc lệch, mọc không đều, dễ gãy, không thể phát triển.

Herpes

Khi cắn móng tay, herpes ở miệng có thể lây lan qua tay khiến ngón tay sưng đau, ngứa, thậm chí sốt nhẹ. Sau 1 đến 2 tuần, các vết loét và dịch có thể xuất hiện tại các ngón tay kèm theo tình trạng đau rát.

Kết luận

Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ những thông tin cơ bản về thói quen cắn móng tay và hậu quả từ thói quen này. Chúng tôi hy vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn quản lý được sức khỏe của mình. Tập bỏ các thói quen xấu ảnh hưởng đến sức khỏe, luôn quan tâm đến tình trạng bệnh và sức khỏe của bản thân để có biện pháp phòng tránh kịp thời. Chúc bạn đọc sức khỏe, bình an.

Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ về tình trạng móng nếu gặp trục trặc. Chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ các bạn. Các bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua những phương thức sau:

  • Địa chỉ: Số 30 Tăng Bạt Hổ, Phường 12, Quận 5, HCM (đặt lịch trước khi đến bạn nhé!)
  •  Điện thoại: 0763 237 138
  •  Zalo: 0763 237 138